Thursday, 18 April 2013

TUYỂN TRANH VÀ TƯƠNG GỐM LÊ KÝ THƯƠNG


TUYỂN TRANH VÀ TƯƠNG GỐM LÊ KÝ THƯƠNG

MƠ MÌNH THÀNH HỌA SĨ





1.- Tháng mười, tiếng ểnh ương giục người gặt lúa. Cha lót ổ sau hè bên bụi chuối. Con từ nơi đó chào đời. Hương bưởi trong vườn phảng phất lưỡi dao tre. Bà mụ già run tay cắt rún. Giọt máu đầu đời con thấm sâu lòng đất ẩm. Biến thành những giấc mơ.

2.- Con lớn lên bằng nước cơm sôi và sữa mẹ thất thường. Ngày thôi nôi con cha mẹ nguyện cầu tám hướng bốn phương. Xin ơn Trên cho con chọn một nghề nhàn hạ. Chiếc nia bày những mẫu vật tượng trưng. Con toét miệng cười sung sướng chộp nắm xôi.
Nắm xôi tròn ôm trọn một giấc mơ con.

3.- Con thích rong chơi với những bạn chăn bò. Vô núi bẫy chim, ra đồng bắt dế.  Chơi những trò chơi trời cho dân dã. Có lần con được làm vua. Ngồi trên chiếc ngai vàng làm bằng đôi cánh tay của hai “đô lực sĩ”. Nhưng con không mơ mình là thiên tử. Con chỉ mơ luôn là “hoàng tử bé” của người lớn thôi.

4.- Hoàng tử bé thì rất thảnh thơi. Khi chán học i tờ hay tập tô theo nét chữ (bài học vỡ lòng cha dạy với hy vọng con mình lớn lên thành thầy thông thầy ký), con chạy ra đường ngồi trên trụ cây số trước nhà. Ngóng chờ cha mẹ cày thuê gặt mướn đồng xa mau về. Thương cha mẹ con mơ mình thành họa sĩ .

5.- Con thả giấc mơ lên bất cứ nơi nào có thể được. Với cục than trên tay, con biến mái nhà tranh thành tòa lâu đài, bữa cơm độn bắp khoai thành cao lương mỹ vị, chiếc áo lành cho cha, chiếc nón mới cho mẹ. tán đường cho các em, những giọt nước miếng thèm thuồng thành những cây kem... Con sung sướng thấy mình là ông Tiên... trong mơ.

6.- Con vẽ hoài, vẽ hoài những giấc mơ. Những giấc mơ không xa đời thực. Đầu đã bạc nhưng giấc mơ của con chưa hề thành hiện thực. Nên con cứ mơ hoài mơ hoài những giấc mơ...

LÊ KÝ THƯƠNG




Lê Ký Thương - Ngày thôi nôi, sơn dầu.





Lê Ký Thương, Phút linh cầu, sơn dầu.


Tình cha con, sơn dầu, 65cm x 65cm


 Lê Ký Thương, Mừng rỡ, sơn dầu,
65cm x 65cm


Lê Ký Thương, Thử thách đầu đời # 2, sơn dầu,
80cm x 80cm


Lê Ký Thương, Thả giấc mơ bay, sơn dầu,
80cm x 80cm


Lê Ký Thương - Hoàng tử bé, sơn dầu,
90cm x 74cm
Lê Ký Thương, Trò chơi trời cho, sơn dầu,
120cm x 100cm
Lê Ký Thương, Thử thách đầu đời, sơn dầu,120cm x 100cm
 Lê Ký Thương, Cùng vui với chi, sơn dầu, 90cm x 80cm







 Lê Ký Thương, Biển của tôi , sơn dầu,
65cm x 65cm


Lê Ký Thương, Biển của tôi , sơn dầu,
65cm x 65cm


Lộc giao thừa, 80cm x 60cm
 
Đi và Đến, 80cm x 180cm

Chờ ngày bạn sinh, 80cm x 60cm

  Gởi thiên thần, 80cm x 60cm

 Hoa nhật thực, sơn dầu, 80cm x 60cm
 
Hoa nhật nguyêt, sơn dầu, 80cm x 60cm
Ấn tượng đồng bằng, sơn dầu, 52cm x 52cm
 
NHỮNG HỌA PHẨM CHƯA TRIỂN LÃM


TUYỂN TƯỢNG GỐM - HỌ NHÀ CÓC
(Triển lãm năm 2007)


Với hình hài xấu xí, cóc bị người khinh rẻ. Người vì lợi ích cá nhân ăn thịt cóc, thờ cóc, còn tôn vinh “con cóc là cậu ông Trời”! Riêng tôi, ở một kiếp nào đó, kiếp này mượn hình hài cóc để nói về mình. 




THE TOADS 

In ugly appearance, toads are despised. For self-interest, man eats, worships, and even honoursthem as “God’s uncles”! Personally, I borrow toads’ figures to narrate myself in this kalpa because I used to be a toad in a certain former one. 




Bài thơ con cóc

 Cóc lười (nằm chờ sung rụng).


Cóc đánh trống


Đệ tử Lưu Linh


Đối ẩm


Cóc chơi đàn cò


Gia đình Cóc


 Hoàng tử Cóc


Cóc thổi kèn


Lực sĩ Cóc


Mõ Cóc


Nụ hôn


Thầy đồ Cóc


Trạng Cóc


Cóc khảy đờn bầu


Cóc ôm vò rượu

NHỮNG TƯỢNG GỐM KHÁC


Bầu sửa mẹ


 Tình mèo
 Nghĩa chuột


Chuột đọc sách


Chú gấu


Sống chung với lũ

   
 Vượt sóng


Nhảy cừu
 
Cừu (tương đất nung - gốm Bầu Trúc)


Thầy Cả Chăm (tượng đất nung - gốm Bầu Trúc)
1974 - TRIỂN LÃM LẦN ĐẦU TIÊN 
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP ĐÀ LẠT



BÀI GIỚI THIỆU CỦA HOÀNG KHỞI PHONG:


             Những cơn mưa cuối mùa bao giờ cũng phủ phàng và hối hả, gió thổi mạnh và trời đầy một màu chì nằng nặng. Có những tấm bích chương bị lật ngược. Cái gì rồi cũng qua đi. Cái gì rồi cũng ngừng lại. Cái gì rồi cũng đổ vỡ.
            Phòng tranh của anh đã được khai mạc trong bối cảnh đó. Bối cảnh của buồn bả và u ám của thị xã này. Nơi mà những biến động bị bỏ quên vì lý do này hay lý do khác. Những thị dân ở đây đã oằn lưng chịu đựng những thử thách của thiên nhiên và những đổi thay phủ phàng của thời nửa chiến nửa hòa.
            Giữa cái giá rét có những đứa trẻ chỉ có một manh áo mỏng, một chiếc quần đùi hở rốn. Những đứa trẻ bụng to không phải vì no cơm và đang cần một liều thuốc xổ. Ở đây những ngày cuối tuần, ngày lễ có rất nhiều xe du lịch đến từ mọi miền và đổ xuống vô số những người hồng hào, thanh lịch. Họ đã đổ về đây để có một cơ hội thụ hưởng, nhìn ngắm vẻ đẹp thiên nhiên đầy giả tạo của thành phố này.
            Có một cái gì buồn thảm trong đời sống ở đây. Có một cái gì đang manh nha thay đổi nơi trái tim Sài Gòn, nơi khối óc của Huế, nơi bàn tay của Qui Nhơn và tại nhiều nơi khác nữa.
            Tại sao anh không dùng màu lạnh?
            Tại sao anh lại dùng màu nóng?
            Có phải chăng màu nóng hôm nay được thể hiện nơi những mẹt khoai bày đó đây, nơi những đầu ngỏ hẻm, hay giữa khuya, nơi những bếp than hồng mà ở đó cô hàng bắp nướng đang ngồi co ro dưới những tàn cây u ám, và trời thì đang lấm tấm mưa. Có phải chăng màu nóng còn được thể hiện trên những bích chương, biểu ngữ, trên mỗi lá cờ mà hơi sương đã làm rực rỡ thêm lên và vì dầm nước nên cho dù gió có thổi mạnh cũng không thể bay lên phất phới được.
            - Có phải chăng sự đổi thay đang bắt đầu nơi mỗi con người, và nghệ thể hiện nó qua những tác phẩm để đánh thức đồng loại?
            - Có phải anh đã vẽ “NHẠN MÔN QUAN” trong sự biểu đồng tình?
            Và nơi anh là việc trong một căn hầm ngộp thở, chỉ có chút trời xanh qua khung cửa nhỏ. Anh đang mơ về một nơi cao có cành chim hồng, chim nhạn mới đủ sức vượt qua.
            Sao anh không là một cánh nhạn hồng?
           
            HKP
 
Lê Ký Thương đứng trước tấm bảng chỉ đường lên TTVH Pháp-Đà Lạt và bande rôle
giới thiệu triển lãm.
Bác sĩ Thân Trọng Minh (Lữ Kiều) - người tổ chức triển lãm đứng trước bức tranh 
- THIẾU NỮ HỒNG MAY MẮN - dành tặng Trần Thị Kim  Cúc, vợ Lữ Kiều.
Với vợ con Lữ Kiều tại phòng triển lãm.

1998: TRIỂN LÃM CHUNG VỚI THÂN TRỌNG MINH 
(LỮ KIỀU)TẠI TỰ DO GALLERY, 142 ĐỒNG KHỞI, Q.1
TỪ NGÀY 4-10 ĐẾN 16-10.

GIỚI THIỆU: VỀ TRANH LÊ KÝ THƯƠNG

Tranh Lê Ký Thương toát ra một vẻ gì rất hồn nhiên, tươi tắn, dịu dàng, một thứ rất “chân quê” sáng trong bắt nguồn từ ký ức ấu thơ. Những con trâu đằm thắm, cọng lau phất phơ nẳng sớm, thuyền giấy lạc xa bờ, giấc mơ lung linh thời thơ dại… rồi người mẹ gánh con đi chợ đường xa, rồi “bánh tráng tán đường” cúng ông Địa dưới ánh mắt thèm thuồng của đứa trẻ với một thứ màu sắc và đường nét đọng lắng, thắm đẫm niềm hoài niệm. Tất cả tạo cho ta một cảm xúc bùi ngùi khó phai.
            Với tôi, tranh Lê Ký Thương cũng như thơ anh, luôn giữ được một mùi thơm quen thuộc, mùi thơm của bã mía nơi bếp lửa hồng ở chốn quê nhà…

ĐỖ HỒNG NGỌC


Cúi xuống lòng mình để lắng nghe âm thanh vang vọng từ một thời quá vãng – ôi thiên đường đã mất: một ảo tượng mịt mờ khói bụi thời gian! Từ trong cùng thẳm đâu đó vẳng đến tim ta những bước chân đầu đời – chập chững, nhẹ nhàng – tuy vậy mà vương vấn không thôi… Hãy để hoài niệm hiện bằng sắc màu vàng tươi của thời thơ ấu – và Lê Ký Thương muốn nâng niu những hình bóng thân yêu để trở về cõi mênh mông của tháng ngày buồn vui tuổi nhỏ. Những cuộc chơi mất mát mà không đắng cay. Những con thuyền cầm bằng như đã chia lìa. Giấc mơ không đen ác mộng trên khuôn mặt rạng rỡ một màu vàng. Hình bóng thân yêu của bà mẹ hiền, chút thơ ngây của niềm tin trước khi chiêm nghiệm cuộc đời, đôi chân còn ham rong chơi vụng dại, tất cả bây giờ phải chăng là hoài niệm vàng ánh thời hoa niên đủ san sẻ cho nhau cõi thật và lành mà mỗi người trong chúng ta bị đời thường làm xao lãng.

CHÂU VĂN THUẬN


            Đã có thời, Lê Ký Thương thử nghiệm những mảng màu nóng, tương phản, “dã thú”, và giờ đây, vẫn những mảng màu nguyên chất long lanh đó gợi về một tuổi thơ đã qua.
            Đã qua nhưng vẫn còn đó. Chiếc thuyền giấy, con chim trong lồng, con trâu, đứa bé là nhóc Thương thuở ấy, bà ngoại, tất cả thế giới kia được trình bày bằng một nghệ thuật thật thà nhưng tinh tế, thông minh và hóm hỉnh, mở ra một hội ngộ cho mọi người – bởi vì trong mỗi người lớn vẫn ẩn giấu một đứa bé, và đứa ấy luôn muốn được cuộc đời an ủi.
            Tôi cũng được an ủi qua nỗi hoài cảm về tuổi thơ chung của chúng ta qua tranh Lê Ký Thương.

CUNG NGHỊ


Thế giới tuổi thơ luôn hồn nhiên và ngọt ngào. Hoài niệm về tuổi thơ luôn sâu lắng và linh hiển. Tưởng chừng như nghịch lý – nhưng không – khi ta càng có tuổi thì ký ức về tuổi thơ càng ngu ngơ hơn, càng sâu lắng hơn. Tôi thích từ và những tranh “thời thơ dại” của họa sĩ Lê Ký Thương. Sắc màu của một thế giới của “THƠ” và của “DẠI”, rất riêng và rất thiêng. Sắc màu của một thế giới đầy mê hoặc, đầy chìm đắm…

NGUYỄN LIÊN CHÂU

 Mr. Boudewijn D.J. Van Rompu, người Hà Lan, TGĐ Hãng bia Heineken, Tiger và Bivina đã "gắn nơ đỏ"  bức Thời thơ ấu 2 khi vừa khai mạc phòng tranh. Chủ Tự Do Gallery (người quay lưng) vui, cả nhà tác giả vui, bạn bè vui, tác giả vui. Mọi người cùng vui...


Hai cặp họa sĩ chụp chung với lẵng hoa của vợ chồng Lê Anh Dũng tặng.

KÝ ỨC THỜI THƠ DẠI TRONG TRANH LÊ KÝ THƯƠNG

            Nhà thơ vẽ tranh thường tìm về với hoài niệm tuổi thơ của mình, Lê Ký Thương vẽ tranh cũng như thơ anh “luôn giữ thơ anh được mùi thơm của bã mía nơi bếp lửa hồng ở chốn quê nhà”.
            Họa sĩ Lê Ký Thương vẽ tranh trước khi làm thơ. Anh được thân phụ truyền cho nét bút đầu tiên. Và chính quê nhà ấy là một vùng ngoại thành của Nha Trang. Cái làng quê ấy đã là nguồn cảm hứng gần như bất tận trong tranh anh. Trong cuộc triển lãm lần đầu tại Trung tâm Văn hóa Pháp – Đà Lạt (tháng 11 năm 1974) vớ 20 trang sơn dầu thì đã có khá nhiều tranh vẽ về chốn quê nhà ấy. Có thể bắt gặp những mảng màu nóng gợi nhớ về tuổi thơ đã qua trong các bức tranh Lò gạch, Mùa gạch mới, Mùa gặt mới, Cá nóc, Bướm đêm, Tỉnh vật 1, Câu chuyện đèn cầy, Nghĩa địa xương rồng, Em bé trước hiên nhà… Và gần ¼ thế kỷ đi qua, Lê Ký Thương vẫn thủy chung với nguồn cảm hứng sáng tạo ban đầu, đấy là ký ức thời thơ dại. Trong lần triển lãm mới đây tại TP. HCM (tháng 10-1998) cùng với họa sĩ Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương – hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, đã trình làng sau nhiều năm tháng lặng lẽ, một miền ký ức thơ dại của mình. Gần như những chiếc thuyền giấy, con chim trong lồng, ổ rơm, cái bánh tráng, cục đường, con gà đất, trái ớt…, những hình ảnh chăn bò, bẫy chim, tát cá, ông Địa… đã “ngủ quên” nay “bừng dậy”. Tranh Lê Ký Thương có rất nhiều ký ức thời thơ dại. Và hoài niệm đã trở về cùng với sắc màu và đường nét lắng đọng, gợi nhớ mùi hương dân dã đằm thắm ở chốn quê nhà. Bức tranh Trăng non với bầu sửa có cái ấm áp của rơm rạ và gợi nhớ một thời nghèo khó và thiếu thốn. Phút linh cầu (cúng ông Địa) có chi tiết ấn tượng, toát lên vẻ tươi tắn, dí dỏm và hồn nhiên. Tranh của Lê Ký Thương còn mang lại cảm giác rất an lành, đấy là chùm tranh Thời thơ dại (như các bức tranh Thời thơ dại 1, 2, 7) với các chi tiết khá độc đáo: thằng bé ngồi trên cột mốc cây số ở Nha Trang, cái cối xay, thằng bé cầm cờ lau… trông thật dễ thương. Chính nét đẹp hồn nhiên, tươi tắn đó là một phần hình ảnh về một miền quê Việt Nam, đã thực sự thu hút người xem tranh (kể cả người nước ngoài) khi muốn tìm lại tuổi thơ của mình. Thế giới tuổi thơ trong tranh Lê Ký Thương có sự mất mát mà không đắng cay, được trình bày bằng nhiều mảng màu nóng, hơi thiên về những khối tam giác, thứ màu sắc đơn giản và lạc quan. Mỗi bức tranh là một câu chuyện kể về tuổi thơ và kỷ niệm, nhưng “style” của anh thì hoàn toàn thay đổi cho phù hợp với đề tài. Anh đã vẽ bằng niềm say mê ấp ủ trong lòng. Thế giới tuổi thơ dại ấy chỉ mới là một phần nhỏ trong hành trình sáng tác của một nhà thơ - họa sĩ. Đến một lúc nào đó, anh sẽ chuyển sang một vài mảng đề tài khác. Nhưng niềm đam mê hội họa ban đầu vẫn không cạn cạn nguồn.
            Mỗi người có một tuổi thơ riêng, nó ăn sâu trong cuộc đời. Với họa sĩ Lê Ký Thương, đấy là những nét dí dỏm, đầy ắp những chi tiết sống động và cụ thể, và đấy cũng là niềm hạnh phúc của riêng anh – một sự bình an khi vươn tới mục đích của nghệ thuật trước cuộc sống.

DƯƠNG VÂN

Trần Hữu Lục (Dương Vân) đang giới thiệu hai họa sĩ trong lễ khai mạc triển lãm.

1999: TRIỂN LÃM CHUNG VỚI RỪNG, TRƯƠNG THÌN, 
HỒ THANH, THÂN TRỌNG MINH TẠI PHÒNG TRƯNG BÀY VÀ TRIỂN LÃM TP. HCM, 92 LÊ THÁNH TÔN, Q.1



Bác sĩ Trương Thìn đang giới thiệu những người tham dự "cuộc chơi" trong buổi khai mạc.

BÀN TRÒN CỦA PHÒNG TRANH 5 NGƯỜI

            Họ là 5 người bạn thân: họa sĩ Rừng, bác sĩ Thân Trọng Minh, bác sĩ Trương Thìn, họa sĩ Lê Ký Thương và Hồ Thanh, hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật TP. HCM. Những người bạn thân lâu ngày ấy muốn bày ra cuộc chơi… và họ đã rủ nhau chơi tranh.
            Cuộc nói chuyện bắt đầu từ họa sĩ Rừng. Anh không nói về mình mà nói về người ngồi kế bên: Hồ Thanh. Rừng đã phát hiện ra Hồ Thanh trong một lần anh có ý kiến về một tờ lịch mà Rừng cho rằng có tư duy nghệ thuật… Bây giờ qua kỹ thuật thì Rừng cho rằng Hồ Thanh đã là một họa sĩ thật sự. Có ý kiến hỏi anh có quá khen không, như một lần anh khen Phạm Mạnh Hiên đang có tranh bày ở Gallery Tự Do… Rừng nói không phải ai anh cũng khen. Nhưng, Hồ Thanh chỉ nhận đây là sự rong chơi thư giản của mình, một cách để giải tỏa cuộc sống công chức hàng ngày.
            Lê Ký Thương cũng nhận là vào cuộc này có sự “xúi bảo” của họa sĩ Rừng. Anh vẫn giữ vẻ thơ ấu, mô-típ quen thuộc trong tranh anh. Đúng là họa sĩ Rừng là người dẫn cuộc chơi, vì ngay BS Trương Thìn, người vẽ thường xuyên, bày kín mấy căn phòng ở Viện Nghiên cứu Y học Dân tộc, cũng nói họa sĩ Rừng đã giúp anh nhiều lắm. Nhưng, anh không chịu người ta gọi mình là họa sĩ, bởi anh vẽ với tư cách bác sĩ. Anh trình bày quan niệm về hai loại y-thể-xác và y-tâm-hồn. Kể nhu âm nhạc, hội họa, thi ca là một loại thuốc cho tâm hồn. Anh vẽ cho người xem thấy sung sướng, dễ chịu.. BS Thân Trọng Minh chêm vào: qua y học, các bác sĩ đều thuộc môn cơ thể học, đều biết cái đẹp của thịt xương, nhưng bên trong thịt xương, còn là cái đẹp tâm hồn và cái đẹp ấy sẽ cứu chữa thế gian.
            Đột nhiên Hồ Thanh lại nói ngược những ý trên: anh vẽ cho anh, chẳng vì ai cả, thích cái gì vẽ cái nấy, hoàn toàn là cuộc chơi. Tranh của anh có vài bức đẹp, hoàn chỉnh. Những khối, những hình tròn quyện lấy nhau. Một nhà báo lại nhìn ra những đường cong đàn bà trong tranh của anh làm cho Hồ Thanh ngạc nhiên như một phát hiện về tranh của mình! Anh nói khi anh vẽ không nghĩ đến phụ nữ. Như vậy đúng là anh vẽ cho anh, mà không vẽ cho nhà báo kia…
            Họa sĩ Rừng lại nói cảm tưởng rất thật của anh, sau khi xem tranh của các họa sĩ tay ngang: “Tôi biết các cha vẽ được thế này, thì tôi không đi học mỹ thuật mất công 10 năm. Tôi khuyên các bạn nào thích vẽ thì cứ nhảy dù vào, không được thì nhảy ra”.

DIỄM CHI

* Phòng tranh sơn dầu khai mạc ngày Chủ nhật 8-8 tại Phòng Triển lãm – Trưng bày 92 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP. HCM.


Lê Ký Thương chụp trước mảng tranh của mình trong cuộc triển lãm.

2001: TRIỂN LÃM CÁ NHÂN TẠI GALLERY TỰ DO, 
53 HỒ TÙNG MẬU, Q. 1.



LÊ KÝ THƯƠNG

TÌM LẠI TUỔI THƠ

            Năm 1974, Lê Ký Thương đã có tranh triển lãm cá nhân đầu tiên tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Đà Lạt). Năm 1998 và năm 1999, ông triễn lãm tranh chung với các họa sĩ Rừng, Thân Trọng Minh, Hồ Thanh, Trương Thìn. Vào ngày 7-7, ông triển lãm tranh tại Gallery Tự Do (53 Hồ Tùng Mậu, Q. 1, TP. HCM) với chủ đề Trò chơi trời cho, vẽ các trò chơi của trẻ em.
            Các họa sĩ trường phái Naïve (Hồn nhiên) thường vẽ tranh với sự tưởng tượng của trẻ em. Henri Rousseau là đại biểu của trường phái này. Lê Ký Thương không vẽ tranh bằng sự tưởng tượng của trẻ em mà bằng hoài niệm về tuổi thơ êm đềm. Đấy là những lần tham gia bài chòi ngày Tết, chơi trốn tìm, nhảy lò, quay vụ… Nhớ lại thôi nôi chọn một đồ vật tượng trưng cho nghề nghiệp tương lai, nhớ ngôi nhà ngoại với chiếc mo cau, nhớ đêm trăng trên tàu lá chiếu thả ước mơ bay… Và thử thách đầu đời là trò chơi nhảy bao bố, đi cà khêu ngã nhào. Thế giới tuổi thơ thần tiên ấy an cũng đã trải qua, nhưng cuộc sống mưu sinh tất bật làm người ta quên đi. Với sắc màu vui tươi và đường nét ngộ nghĩnh, Lê Ký Thương đã giúp người xem nhớ lại và mỉm cười.
            Cũng như các nhà văn viết về tuổi thơ, Lê Ký Thương vẽ tranh về tuổi thơ để mong tìm gặp cái-tôi-thơ-ấu. Cái tôi ấy đã được nhìn lại bởi cái-tôi-tri-thiên-mệnh, nên sự ngây thơ không còn mà đã có sự từng trải của người nếm nhiều hương vị đắng cay của những cú ngã đau hơn cú ngã đi cà khêu thử thách đầu đời. Người ta không thể tắm hai lần trong một dòng sông, nhưng với hoài niệm, người ta có thể thấy lại mình tắm lần đầu trong một dòng sông. Tranh của Lê Ký Thương mang những hoài niệm đó.

NGUYỄN THANH TRỊNH
Người lao động Chủ nhật, từ 6-7 đến 8-7-2001

 Vai diễn, sơn dầu, 65cm x 60cm

CHÚ LÊ KÝ THƯƠNG

THỜI TRẺ THƠ TRONG TRANH

            Như con kiến cần cù sống và thở với tranh, cứ gom được mớ tranh nào đắc ý nào đó từ những ngày lao động ở xưởng vẽ riêng là Lê Ký Thương lại mở cuộc triển lãm. Khi thì với người bạn “chí cốt” với bác họa sĩ – bác sĩ Thân Trọng Minh mở phòng tranh “song ca” (1998), lúc hợp xướng với bác Trương Thìn, Thân Trọng Minh, Rừng, Hồ Thanh (1999), và năm nay (2001), chú độc diễn với một phòng tranh chủ đề “Trò chơi trời cho”. Tranh sơn dầu của chú Lê Ký Thương làm mọi người ngạc nhiên khi chú hóa thân vào một thế giới lung linh kỳ ảo của tuổi thần tiên chúng mình. Những tác phẩm hội họa duyên dáng thơ ngây đã được những nét cọ đã ở tuổi 54 như chú thể hiện thật trong sáng, hôn nhiên. Làm sao để một tâm hồn dạn dày sương gió, một đời người lận đận thăng trầm lại có thể quay về với những ký ức tuổi thơ như chú? Ký ức tuổi thơ, có lẽ đó là những ký dễ thương (như chính tên anh) về một miền cổ tích, một miền chỉ có chung quanh là niềm vui và tiếng cười, sự khỏe khoắn và hạnh phúc.
            Với Hoàng tử Bé, nơi đó sự hồn nhiên tươi tắn được thể hiện dưới bút pháp thật bay bổng như một cảm hứng bất ngờ, reo vui. Một Mèo đi dạo là một chú mèo tinh nghịch (…). Mèo con đi đã vào thế giới thơ ngây như hình với bóng. Chú Lê Ký Thương đã thả hồn về với chiều sâu thăm thẳm của thời thơ ấu xa xôi, bềnh bồng với tác phẩm Thả giấc mơ bay, nơi ấy có người ngồi ngẩn ngơ ngắm vầng trăng bạc. Giấc mơ của tuổi thơ chẳng biết bay về đâu cũng như những cánh diều tuổi thơ đã chẳng biết bay về chốn nào?
            Những trò chơi Trốn tìm, Cú nhảy, Cùng vui với chị nhé, Thử thách đầu đời mô tả lại những trò chơi của thời đầu còn ba vá. Trò chơi trốn tìm, nhảy trừu nhảy ngựa, nhảy lò cò, nhảy bao…, những trò chơi đang hiếm dần. Hình như bây giờ trò chơi Quay như con vụ chẳng còn trẻ em nào chơi nữa.
            Đến với phòng tranh của chú Lê Ký Thương, chúng mình như được bay trong một con tàu siêu ánh sáng trở ngược về quá khứ, như thấy mình cũng đang là những chú nhóc tinh nghịch của ngày xa xưa. Trở lại trò Thử thách đi cà kheo, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, đóng “vai diễn” hát tuồng đời con nít.
            Ở chú Lê Ký Thương, cái tình thơ ấu của thời đã qua cũng bùng lên dữ dội. Trong mơ tôi thấy mình là diễn viên xiếc, Ngày thôi nôi, Nhớ ngoại. Ngày thôi nôi kỷ niệm một năm tuổi đầu đầu đời, để dự đoán tương lai con sau này ra sao, người ta bày cho nó đủ thứ bá ban thập vật: cái kéo, cục xôi, cái lược, cái kèn, cuốn sổ, cây bút… để xem con chọn món gì hầu đoán mai sau cái nghề của nó, cuộc đời của nó. Ở Nhớ ngoại, tranh như một khúc hát ngậm ngùi về dấu chân xưa, về chiếc lá vàng úa cuối mùa Thu tuổi ngoại.
            Tròi chơi trời cho mang dậm sắc màu dân tộc những chốn quê hương điền dã bình dị. Đó là cuộc quay về của những mái đầu bạc trở lại những những giấc mơ xưa của trẻ thơ.

TRƯƠNG ĐẠM THỦY
Tuần báo GIÁC NGỘ số 76, ngày 11-7-2001

   Thủ bút và chữ ký của Nghê Dũ Lan (Lê Anh Dũng)
 Mr. McLeod chụp chung với họa sĩ trước bức Thôi nôi
Thư của ông Mark W. McLeod. PhD. và bà Nguyễn Thị Diệu cám ơn về bức tranh "làm vui cả nhà".


Thủ bút của Họa sĩ Rừng



Thủ bút của Họa sĩ Huỳnh Phương Đông
 Với Họa sĩ Huỳnh Phương Đông


Thủ bút của Luật sư Lê Công Định


 Thủ bút của Nhà thơ Inrasara.


Thủ bút của Họa sĩ Đinh Cường
Với Họa sĩ Đinh Cường và Họa sĩ Bửu Chỉ.



Thủ bút của Lữ Kiều
Với Lữ Kiều
Nhà thơ Kim Tuấn - người đứng ngoài cùng, bên phải.

 Thủ bút của Nhà văn Trần Duy Phiên
Trần Duy Phiên đang chăm chú ngắm bức "Mừng rỡ".

Thủ bút của Nhà văn Phan Triều Hải.


2007: TRIỂN LÃM CÁ NHÂN TẠI GALLERY TỰ DO, 
53 HỒ TÙNG MẬU, Q. 1.





TỰ BẠCH: NHƯ CÓ NHƯ KHÔNG
Những đường nét này những màu sắc này như một dòng chảy liên tục hiện, liên tục mất không những ngay trong giây phút này mà từ vô lượng kiếp như có như không.
Hạnh phúc thay! Cơ duyên hội đủ để thành hình hài.
Và cũng hạnh phúc thay! Cơ duyên hội đủ để cùng gặp nhau.
Khi vẽ tôi về với tôi
Và rồi tôi quên tôi.

AS BEING AS NONBEING


As being as nonbeing these strokes and these colours seem like a current that unintermittently appears and unintermittently disappears not only at the very moment but also in innumerable kalpas...

How happy it is! Essential conditions have been satisfied for creating art painting

And how happy it is! Essential conditions have been satisfied for getting together

While painting I am returning to myself

And then I forget myself...


HỌ NHÀ CÓC
Với hình hài xấu xí, cóc bị người khinh rẻ. Người vì lợi ích cá nhân ăn thịt cóc, thờ cóc, còn tôn vinh “con cóc là cậu ông Trời”! Riêng tôi, ở một kiếp nào đó, kiếp này mượn hình hài cóc để nói về mình.
THE TOADS


In ugly appearance, toads are despised. For self-interest, man eats, worships, and even honours them as “God’s uncles”! Personally, I borrow toads’ figures to narrate myself in this kalpa because I used to be a toad in a certain former one.


LÊ KÝ THƯƠNG – TRANH VÀ CÓC



Không có vẻ “sỉ”, ăn mặc xuềnh xoàng, Lê Ký Thương ngồi ở quán Du Miên với đám đông người đương đại càng nổi bật như một kẻ đã quá thời. Ông có dáng dấp của một thấy ký dễ thương, đúng với cái tên. Nhiều người đã rất quen với những bức sơn dầu trong loạt tranh Ký ức tuổi thơ. Cuộc triển lãm tác phẩm của Lê Ký Thương tại phòng tranh Tự Do (khai mạc 14-10-2007) hơi lạ lẫm về sự thay đổi.


Nhưng hãy nghe họa sĩ nói về đầu đời vẽ của mình

LKT: Cha tôi là một nhà nho, chữ đẹp. Thường khi người ta đến nhờ ông viết sớ thì ông bắt tôi mài mực. Cầm thỏi mực to đùng, cứng ngắc, mài cả tiếng đồng hồ rất mỏi tay và chán nản. Bù lại, tôi được xem ông múa bút và rất thích thú với đường nét bay lượn của những con chữ. Ý thức hội họa về của tôi có lẽ bắt nguồn từ những giờ phút mệt mỏi và thú vị ấy...

PV: Ký ức tuổi thơ cũng nảy sinh từ ấy?

- Không. Ở nhà tôi luôn bị kèm cặp học hành. Chỉ có một thời gian dài ở với bà ngoại, tôi mới được gần đám bạn bè chăn bò, lội sông, thả diều và các trò chơi lêu lỏng… Thời gian không dài, chỉ quảng hai năm nhưng đã thành những kỷ niệm ăn sâu vào tiềm thức để sau này thành tác phẩm…

Tự học vẽ?

- Mê vẽ ngay từ ngày mài mực. Cha tôi cũng tạo điều kiện, mua bút mực màu mè cho vẽ. Về sau, thư pháp Trung Quốc, Nhật Bản cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nghề vẽ của tôi. Tôi cũng cám ơn thầy dạy vẽ những năm học cấp II. Bốn năm trời với những tiết vẽ hàng tuần, tôi có được những kiến thức cơ bản. Tôi cũng thích văn chương, thơ phú, sau này gặp được Nhóm Ý Thức – chuyện vẽ của tôi cũng được phát triển nhờ tham gia nhóm này!

Tôi nhìn thấy sự thay đổi khá rõ: từ Ký ức tuổi thơ ông đã “nhảy” sang Phật, sang Thiền. Dùng nhiều ẩn dụ. Màu đỏ rực rỡ và những màu nguyên của ông đã biến mất để màu trắng pha loãng tất cả. Về hình, ông đã nhập trường phái “tối giản”… Có chuyện gì xảy ra vậy?

- Tôi có một cuốn sách hội họa Pháp rất cũ, từ 50 năm trước, mối ăn nhiều trang. Có một trang bị mối gặm nhắm thành hình một nhánh cây khô, cũng giống một nhánh hoa. Thế là trong tôi nảy sinh ý tưởng cho bức tranh Lộc giao thừa mà tôi đã dùng làm bìa vựng tập triển lãm… Tiếp theo là những bức Hoa nhật thực, Hoa nguyệt thực, Trăng mơ, Ấn tượng đồng bằng… theo cùng một lối vẽ.

Phong cách “Mối ăn” đã thành “Tối giản”. Thế còn ông Bồ đề Đạt ma?

- Vâng, bức Đến và Đi lấy cảm hứng từ vị tổ sư Thiền học, ngồi diện bích chín năm, ra đi chỉ có một chiếc dép. Quả thật tôi thích nghiên cứu Phật học, Thiền học, thích thơ Haiku, trà đạo… Tôi vẽ loại tranh này để thể hiện tâm tưởng… Bình thường tôi thích sự giản dị, hiền hòa, không muốn có sự rắc rối thế sự…

Ông cũng phải nói về mớ gốm mỹ thuật Họ nhà Cóc chứ. Tại sao là cóc mà không phải là ngựa, chó, mèo?

- Lại phải trở về Ký ức tuổi thơ: Bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy có hôm bắt được một con cóc, cho cóc ngậm thuốc lá. Thế là cóc say thuốc, quay mòng mòng. Chúng tôi được một bữa cười thỏa thích. Ngẫm lại thấy có tội trong việc hành hạ một sinh vật. Hình ảnh ấy chẳng khác gì những kẻ thủ ác đối với con người… Năm nay tôi đã ngoài 60 mà vẫn ám ảnh đến chuyện đó. Tôi bày Họ nhà Cóc để xin được xá tội. Vả lại tôi cũng thích một câu dân gian “Cóc cắn ba năm trời gầm mới nhả” – sự quyết liệt trong một hành động mà tôi luôn phải học tập…


PHAN VŨ
Doanh nhân cuối tuần, 21-10-2007


CÕI AN NHIÊN


Hơn 30 năm cầm cọ, nhiều cuộc triển lãm cá nhân và nhóm, họa sĩ Lê Ký Thương vẫn mê thích chất liệu sơn dầu và tranh đậm chất thơ ngây khi trở về với những “Kỷ ức tuổi thơ”. Lần này, với 20 bức tranh sơn dầu chủ đề “Như có như không”, nhưng Lê Ký Thương đã gây bất ngờ thú vị cho người xem tranh anh. Anh đã vẽ với một phong cách mới: cả đường nét lẫn màu sắc đều tinh giản tối đa, không còn là những màu nguyên rực rỡ mà là một màu trắng pha loãng với đôi nét chấm phá tinh tế.


Những bức tranh mang tính huyễn mộng, ẩn dụ, phảng phất tư tưởng Thiền và Lão Trang nhưng vẫn rất đời và gần gũi, dễ cảm đối với người xem: Hoa nhật thực, Cây trong mơ, Biển no trăng, Chuồn chuồn trong mơ, Đi và Đến, Thí pháp, Khát, Nhẹ tựa lông hồng, Sương cũng là kinh Sử dụng chất liệu phương Tây để diễn đạt tinh thần phương Đông, tranh sơn dầu Lê Ký Thương đẹp nhẹ nhàng thanh thoát và tạo được một không gian mở để người thưởng ngoạn tự do cảm nhận… “Khi vẽ, tôi về với tôi. Và rồi tôi quên tôi…”. Đúng như lời tự bạch ấy, khi vẽ Lê Ký Thương đã trở về với nội tâm của mình và anh đã tìm thấy một cõi an nhiên để từ đó “những đường nét, những sắc màu như một dòng chảy liên tục hiện ra, liên tục mất đi như có như không…”

Một mảng khác trong cuộc triển lãm này là 20 tác phẩm gốm mỹ thuật, trong đó 16 tác phẩm tập trung đề tài “Họ nhà Cóc”. Với màu men xanh da lươn điểm trắng và tạo hình mang phong cách dân gian, những con cóc đã hiện hình thật gần gũi, thân quen và cũng rất hóm hỉnh: Nụ hôn, Lực sĩ Cóc, Hoàng tử Cóc, Bài thơ con cóc, Đệ tử Lưu Linh, Có lười, Trạng Cóc, Cóc thổi kèn Lê Ký Thương giải thích vì sao anh lại chọn con cóc làm đề tài cho những tác phẩm gốm của mình: “Con cóc mang hình hài xấu xí nhưng hiền lành và quyết liệt. Tôi thấy mình cũng giống cóc ở những điểm này. Có lẽ ở một kiếp nào đó tôi là cóc, kiếp này mượn hình hài cóc để nói về mình… Ngoài ra, tôi vẫn bị ám ảnh vì một lần thuở còn con nít đã cùng với lũ bạn hành tội một con cóc: bắt ngậm thuốc lá khiến nó say thuốc, quay mòng mòng… Lúc đó, tôi và lũ bạn cười thỏa thích nhưng về sau ngẫm lại thấy mình thật ác. Chọn cóc làm đề tài cũng là một cách chuộc lỗi với cóc…”

Với tranh cũng như gốm, Lê Ký Thương đã “tôi về với tôi”. Sự trở về an nhiên đó đã tạo nên cái đẹp cuốn hút và rung cảm người xem.


DIỄM CHI

Phụ nữ Chủ nhật, 21-10-2007.
“TÔI VỀ VỚI TÔI”



Người nghệ sĩ sau những chặng đường tìm kiếm, khám phá là chặng quay về. Trở lại chứ không phải dừng lại theo nghĩa nghỉ ngơi, mà là tìm về khám phá thế giới nội tâm của chính mình. Sự khám phá cái tôi cũng không phải lần đầu tiên, mà lần đầu tiên không vọng động, bung xung… Âm thầm “tôi về với tôi” một cách triệt để. Nhưng cũng không phải là đã tìm ra chân lý, hay cái gì đó to tát cả, Lê Ký Thương tự sự: “Khi vẽ tôi về với tôi. Và rồi tôi quên tôi”… Nhớ và quên, có và không, “như có như không” là những ý niệm đời sống gắn kết với tác phẩm hội họa được được họa sĩ Lê Ký Thương trình bày khá ấn tượng trong triển lãm lần này.

Với khoảng 20 bức tranh sơn dầu, 19 tượng gốm men xanh chủ đề “Họ nhà Cóc”, “Mèo và chuột” triển lãm của Lê Ký Thương thoạt qua tưởng như một cuộc chơi kỳ khu, ngẫu hứng. Nhưng không hẳn vậy, cả tranh sơn dầu và gốm mỹ thuật là cả một sự ám ảnh khôn nguôi về “hình hài cóc” của chính ông. Những con cóc bị bắt làm “tù binh” ngậm điếu thuốc cháy đỏ say mòng mòng, xung quanh những tiềng hò reo tuổi thơ là nỗi ám ảnh có thật. Khi hiểu được thiện ác thì giật mình về những lỗi lầm không cứu vẫn. Nhưng con cóc trong hội họa của Lê Ký Thương cũng không phải là hình ảnh mang tính biểu tượng gì cả, mà nó như một đối tượng để người họa sĩ trình bày cảm xúc và mở ra cuộc đối thoại từ tâm, như một dạng công án thiền mà bức tranh Sương cũng là kinh là một minh chứng.

Tranh của Lê Ký Thương có thể nói ngắn gọn một từ: đẹp. Với tay nghề vững vàng công với sự lĩnh hội kỹ thuật hội họa phương Tây nhuần nhuyễn, tranh của ông tạo nên sức hút thị giác khá mạnh. Tuy sử dụng kỹ thuật và chất liệu phương Tây, nhưng tranh Lê Ký Thương lại thể hiện tinh thần phương Đông. Từ đề tài đến cách sử dụng màu sắc với những đường nét tinh giản khiến tác phẩm trở nên gần gũi, có hồn. Gần gũi với cả huyễn mộng, như: Cây trong mơ, Chuồn chuồn trong mơ, Trăng mơ Gần gũi với cả ký ức xa xăm, như: Mưa tháng Năm, Chờ ngày bạn chào đời, Gởi thiên thần Gần gũi với cả những chú cóc xấu xí, như: Thí pháp, Khát, Sương cũng là kinh

Còn những tượng gốm men xanh “Họ nhà Cóc”, có thể nói Lê Ký Thương khiến người xem thật sự thú vị trước một cuộc chơi ngẫu hứng trong một “thế giới cóc” xùi xì mà lấp lánh sự thân thương. Hoàn toàn không có ý “làm khó” người thưởng ngoạn, họa sĩ Lê Ký Thương trình bày tác phẩm với tất cả sự giản dị, để mọi người có thể nghĩ: “Như thế này thì tôi làm cũng được”.


TRẦN NHÃ THỤY

Tuổi trẻ chủ nhật, 14-10-2007. 

 

LE KY THUONG’ART WORKS ON SHOW IN TOWN

An exhibition featuring two collections of oil paintings and pottery by artist Le Ky Thuong will be on display until October 27 at the Tu Do Gallery, 53 Ho Tung Mau Street, District 1.

The theme of the painting collection is called, “As Being as Non Being”, while the pottery on display is named “The Toads”.

Thuong uses oil mixed with an Asian style of painting and calligraphy from China and Japan in his colletion. Using minimum strokes and colors, the artist is able to express a very Asian and Zen spirit. Pieces such as “Enso”, “Donate Dharma”, “A dew is Sultra” and “Arrive  and Go Away” highlight this Zen style of art.

Thuong entiled his painting collection “As Being as Non Being” because he believes that the strokes and the colors in the paintings are likea current that intermittently appears and disappears not onlyat the pesent moment, but also in innumerable kalpas (incarnations) and while he paints, he returns himself and then forget himelf.

Thuong’s collection of pottery consists of hand-made green enamel ceramic statues of toads from folk tales such as the “Prince Toad”, Toads in a Vietnam eclogue, village herald toad and toad playing first dotoral cadidate under feudal dynasty.

The toads depict closeness, humor and folk art.

With his collection of toad statues, Thuong want to burrow the toans’s figures, despite being ugly and man eats, worships and honors them as “Good’s uncle” in Vietnamesse folk art, to narrate himself in this kalpa “because I used to be a toad in former one”.

Artist Le Ky Thuong was born in Nha Trang and a member of the Fine Art Association of Vietnam and of HCMC. He had showcased three solo exbihitions and two group exbihitions in Vietname.


THUY NGUYEN

The Saigon Times Daily – Tuestday, Oct. 16, 2007.





“TÔI CẦM TINH CON CÓC”

Như có như không

Họa sĩ Lê Ký Thương sinh năm 1946 tại Nha Trang – Khánh Hòa, hiện sống trong một con hẻm ở quận Phú Nhuận – TP.HCM. Ông có triểm lãm tranh cá nhân khá sớm, năm 1974 tranh của ông đã bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Đà Lạt). Nhưng mãi đến mấy chục năm sau ông mới xuất hiện trở lại bằng cuộc triển lãm chung với Thân Trọng Minh (1998), với Rừng, Trường Thìn, Hồ Thanh, Thân Trọng Minh (1999), năm 2001 ông triển lãm cá nhân đầu tiên (tất cả đều ở Gallery Tự Do) sau mấy chục năm im lặng để sáng tác. Và nay là Như có như khôngHọ nhà Cóc.

Như có như không gồm 20 tác phẩm được diễn đạt bằng nhiều gam màu thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng cảm giác của người xem mách bảo rằng: “Tất cả nhẹ nhàng nhưng mảng màu và đường nét vẫn cứ đeo bám xung quanh như gió như sương”. Họa sĩ Lê Ký Thương không có ý định làm triết lý, song như cách tự bạch đầy chất thơ: “Những đường nét này những sắc màu này như một dòng chảy liên tục, hiện ra và mất đi không những ngay trong giây phút này mà từ vô lượng kiếp như có như không... Hạnh phúc thay! Cơ duyên hội đủ để thành hình hài. Và hạnh phúc thay! Cơ duyên hội đủ để cùng gặp nhau. Khi vẽ tôi về với tôi. Và tôi quên tôi...

Có lẽ khi viết những dòng tự bạch trên, họa sĩ Lê Ký Thương đã hoàn thành xong mảng màu cuối cùng cho bức tranh cuối cùng cho triển lãm. Bởi theo nhưng gì ông nhìn lại một chặng đường công việc vừa qua, thể hiện rằng khi ông cầm cọ thì giữa ông và sự sáng tạo hòa làm một. Người nghệ sĩ và tác phẩm đang hiện hữu đấy nhưng cũng biến mất trong dòng chảy liên tục của cuộc sống. Nhẹ nhàng như có như không.



Vinh danh Họ nhà Cóc

Nhiều người hỏi họa sĩ Lê Ký Thương sao ông lại dùng gốm nặn thành hình hài con cóc? Ông trả lời rằng: “Vình hài xấu xí, con cóc bị người đời khinh rẻ. Người đời lại vì lợi ích cá nhân ăn thịt cóc, thờ cóc, còn tôn vinh “con cóc là cậu ông trời”! Riêng tôi, ở một kiếp nào đó tôi là cóc, kiếp này mượn hình hài cóc để nói về mình”.

Vậy họa sĩ Lê Ký Thương đã “nói về mình” như thế nào thông qua hình tượng con cóc? Xem 16 tác phẩm “gốm cóc” của ông, thấy rằng cóc hóa thân thành nhiều hình hài đã được dân gian “phong” cho. Lúc thì cóc làm hoàng tử, lúc làm quan trạng, lúc đánh trống thổi kèn, lúc say rượu. Bài thơ con cóc (con cóc trong hang/con cóc nhảy ra/con cóc nhảy ra/con cóc ngồi đó/ con cóc ngồi đó/con cóc nhảy đi) có người bằng lập luận của mình bảo đây là bài thơ hay nhất Việt Nam, nhưng nhiều người lại ví những bài thơ tệ nhất trần đời là thơ... con cóc?!

Những vinh quang và bất hạnh của con cóc nào có liên quan gì đến con người đâu nhỉ? Vậy mà có đấy! Họa sĩ Lê Ký Thương bất giác hỏi tôi: “Cậu sống ở nông thôn hay thành phố?”. Câu hỏi của ông cũng chính là câu trả lời cho phần đông người dân sống ở nông thôn nước ta. Con cóc quen thuộc đến độ, hiền lành đến độ dù được dân gian gán ghép cho bất kỳ hình tượng, địa vị xã hội nào cũng muốn gởi gắm những yêu thương, mơ ước của lớp người cần lao chân lấm tay bùn. Vậy là cóc chưa bao giờ xấu xí dù làm quan trạng hay “ngồi đáy giếng”, cóc chỉ là “cái cớ” để người nhắc nhở người về sự hiện diện của cái đẹp trong lớp vỏ xù xì. Và cóc của họa sĩ Lê Ký Thương cũng vậy!



Thi sĩ Lê Ký Thương

Họa sĩ mãi mãi là công việc và niềm yêu thích của Lê Ký Thương, nhưng ông được biết đến nhiều với danh xưng nhà thơ. Trước năm 1975, tên tuổi Lê Ký Thương gắn liền với nhiều bài thơ tranh đấu (...). Tác phẩm hội họa của Lê Ký Thương vì vậy mà nhuốm màu thi ca. Sau năm 1975, Lê Ký Thương về sống tại Nha Trang và bạn bè của ông tại thành phố biển này đa phần là các nhà thơ. Có thể thấy rõ điều đó trong hai tự bạch Như có như không Họ nhà Cóc của ông ở trên.

Tiếp xúc với nhiều người làm nghệ thuật thế hệ Lê Ký Thương, tôi thấy rằng thế hệ ông lãng mạn một cách “nhỏ nhẹ, hiền lành” chứ không như thế hệ của tôi hoặc trước đó một chút “ồn ào và giậm dựt”. Những tranh, những gốm của ông làm lặng lẽ cho đến ngày triển lãm chứ không tuyên bố tác phẩm sẽ như thế này thế nọ như một vài cây bút trẻ vẫn hay to giọng như bây giờ. Im lặng sáng tạo là vậy, nhưng công việc vẫn chưa thỏa ý mình. Họa sĩ Lê Ký Thương dự tính làm 100 tượng gốm về cóc nhưng vì ngoại cảnh tác động nên ông chỉ mới hoàn thành được 16 bộ gốm cóc. Không thể hình dung ra một người đàn ông ngoài 60 tuổi, ngồi “nghịch đất” nặn “cóc cọt” thay vì như thường thấy họa sĩ phải dựng tượng đài. Phải chăng đó cũng là một hành động mà chỉ có ở nhựng tâm hồn thi sĩ, ông muốn dựng “tượng đài” cóc mang “gương mặt” của mình chăng?

TRẦN HOÀNG NHÂN

Tài hoa trẻ, 31-10-2007.




Thủ bút: Hồ Thanh Ngạn và Nguyễn Thị Dung.
Thủ bút của họa sĩ Lê Triều Điển.

Thủ bút của Bùi Minh Sơn, Nguyễn Trọng Chức và Huỳnh Như Phương.


Thủ bút của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu.
 Thủ bút của Tôn Nữ Thu Thủy.

Thủ bút của nhà văn nữ Liêm Trinh.
Thủ bút của nhà thơ Võ Quê (Huế).
Thủ bút của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.




2009: TRIỂN LÃM CÁ NHÂN TẠI GALLERY TỰ DO, 
53 HỒ TÙNG MẬU, Q. 1.




TỰ BẠCH - 2009

Mỗi ngày tôi tập Thiền bằng cách vẽ, giống như người ta ngồi Thiền. Đơn giản vậy thôi. Tôi vẽ để tìm về Tâm tôi. Tâm là Nhà. Tôi tìm về Nhà tôi sau bao năm lưu lạc. Tôi tìm về Nhà tôi như con nhái bén trong ao sen trong một sát-na bất chợt nhận ra Nhà mình không phải là chiếc lá sen quen thuộc mà chính là đóa Hoa Sen trước mặt, mà lâu nay không nhận ra vì mải mê mờ vui chơi, nên mạnh dạn quay về.

Quay về nhà mình để được bình an.

Bất chợt như Thiền sư – họa sĩ  Hakuin Ekaku (1686-1768), một trong ba cột trụ Thiền Nhật Bản, một hôm đi khất thực, đến trước một căn nhà, không nghe tiếng quát tháo xua đuổi từ bên trong vọng ra, vì tâm ý đang ngập tràn chuyện sống chết của một kiếp người. Người chủ ngôi nhà là một bà lão, thấy Sư cứ đứng lì một chỗ như bị trời trồng, bèn lấy cây chổi tre đánh vào đầu Sư. Sư bất tỉnh. Và khi Sư tỉnh dậy thì tất cả các công án Thiền đã hành hạ tâm ý Sư lâu nay bỗng bừng sáng. Sư vui mừng hét lên vì đã Ngộ. Nhiều năm sau, Hakuin đã vẽ một cây chổi tre với phụ đề: “Đây là cây chổi đã quét sạch những thứ giác ngộ rẻ tiền!”.

Xúc cảm tận tâm can về câu chuyện Thiền này, tôi đã vẽ bức tranh Lạy tạ I.

Lại bất chợt vào một buổi sáng, ngồi trong phòng làm việc nhìn ra khoảng sân rộng có cây phong ba trước mặt, tôi thấy chiếc lá khô đang rơi, không cưỡng lại được cảm xúc của mình, tôi liền cầm bút nguệch ngoặc vài nét và viết:

“Lạy tạ lá khô rơi

Chết vui cho cành nẩy lộc”. (Tranh Lạy tạ II)

Tôi không chọn trước chủ đề cho phòng tranh này. Chủ đề đến với tôi một cách tự nhiên như nó vốn có trong cuộc sống. Đơn giản vậy thôi.


LÊ KÝ THƯƠNG

9-2009


THE ARTIST’S WORDS

Every day, I practise Zen by painting like those who practise Zen with sitting meditation. That’s simple! Painting is a means to come back to my Mind. My Mind is my final destination. After years of wandering around, now I come to my final destination like a small frog living in a lotus pond, which finds out suddenly in a ksana that its Home is not the familiar lotus leaf but the lotus flower blooming in front of it. Being attracted by delusional pleasures, the small creature has never realized this fact, so now it decides to go Home with determination. Home is a place of peace.

All this happens unexpectedly as in the case of the Zen master – artist painter Hakuin Ekaku (1686 – 1768), one of three pillars of Japanese Zen. One day on his way to mendicate, he stood still in front of a house, not hearing the loud yells to drive him away, as his mind was overwhelmed by the vital questions of humanity. Seeing him still standing quite motionless, the owner of the house quickly hit him unconscious with a bamboo broom. When he recovered, all the koans that the Zen master had been working hard on for a long time became clear to him. He attained Enlightenment at once, and he yelled with delight. Many years later, Hakuin painted a bamboo broom with a legend: “This is the broom that swept away all cheap enlightened experiences.”

Being affected deeply by this Zen story, I painted Prostrating to give thanks I.

One morning another unexpected moment came to me while I was in my office.  Looking out at the large garden where stands a tropical almond tree, then I saw a dead leaf falling. I couldn’t hold in my emotion, so I sketched it on a piece of paper right away, and wrote:

“Prostrating to give thanks to a falling leaf

That happily died for its branch to bud”.

(Painting: Prostrating to give thanks II)

I didn’t choose in advance the subject for this paintings exhibition. It comes to me naturally, as it is in real life. That’s simple!


LE KY THUONG

Sept. 2009




NỖI ÁM ẢNH SEN


Hình như Lê Ký Thương bị ám ảnh bởi một búp sen. Có lẽ từ những ngày còn thơ anh đã nghêu ngao Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng… Thế rồi khi dấn bước vào đời anh đã quên bài học ngày xưa, mải mê tìm kiếm một búp sen rực rỡ hào quang ở cuối chân trời nọ, cho đến một hôm giật mình ngó lại: thì ra cái lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng kia rốt cuộc chỉ là nhụy vàng bông trắng lá xanh đó thôi. Mà chợt ngộ một điều cốt lõi: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!

Và vậy đó, khi đã biết, đã “tri kiến” thì người ta chỉ còn mỗi cách sụp lạy cúi đầu (Quách Thoại)… trước một điều “bất khả thuyết”. Nó vậy đó. Nó như thị. Nó như lai. Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng lăng xăng vậy cũng chỉ để rồi nhụy vàng bông trắng lá xanh… thôi. Đừng tìm đâu cho mất công. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích. Cái đóa sen đó cứ xòe ra rồi khép lại, khép lại rồi xòe, từ nghìn xưa cũ, đóa sen của thiên thu lung linh giữa gió và nước, như tủm tỉm cười, tỏa ngát hương thơm… Nó tuyệt vời bởi nó giản đơn, nó chung thủy, nó chẳng vì ai để tỏa hương nhưng cũng đủ làm cho cái mùi bùn kia trở nên nhu mì, yểu điệu…

Đóa sen giúp người họa sĩ từng bước trong hành trình khai thị nhập ngộ đó vậy. Khai là mở, là xòe ra cho thấy, thấy để biết, biết để ngộ và ngộ để nhập. Nếu ngộ là sửng sốt, giật mình, thì nhập lại là lặng thinh, cúi đầu, lạy tạ.

Tạ chiếc lá rơi, bởi lá rơi là nguồn sống. Tạ cây chổi chà, bởi chổi chà là quét tước, dọn mình. Tạ bù nhìn, bởi bù nhìn nhắc nhở thuở ra sân khấu không làm rộn (Ưng Bình). Tạ chén cơm manh áo, bởi to be or not to be. Tạ con đò bởi đáo bỉ ngạn…

Lúc đầu tôi hơi dị ứng nhưng sau thì tôi hiểu. Tôi hiểu nỗi ám ảnh của chàng ngày xưa, nỗi ú ớ nói không được của chàng hôm nay. Cái hình ảnh cúi đầu lạy tạ lặp đi lặp lại là cả một cuộc hành trình ra đi và quay về. Đúng vậy. Phải lạy tạ ngàn lần búp sen để búp sen khai thị, mở ra điều kỳ bí, như chàng Đoàn Dự si tình kia sụp lạy ngàn lần trước tượng giai nhâ “thần tiên nương tử”(Kim Dung) trong thạch động của núi đá Vô lượng ngày nào.

Nhưng khai thị là để ngộ nhập. Nhập về đâu? Về Như Lai, dĩ nhiên. Nhưng không chỉ có vậy. Nhập còn nhập thế. Đóa sen không chỉ nhập vào Như Lai mà còn nhập vào bùn! Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Lê Ký Thương hình như đang trên con đường của sự trở về đó. May thay, chàng còn có những phút giây bên giá vẽ. Ở đó chàng có thể trộn nhụy vàng với bông trắng là xanh…


ĐỖ HỒNG NGỌC

Phòng tranh của Lê Ký Thương, 2009. 
Bán nguyệt san Văn hóa Phật giáo, 15-10-2009



XEM TRANH LẠY TẠ CỦA LÊ KÝ THƯƠNG




Qua sông, sơn dầu, 65cm x 80cm.


Có người bảo Lê Ký Thương có dáng dấp của một người thầy dễ thương, rất thích hợp với cái tên. Thế nhưng ông không phải là một thầy ký. Ông là một nghệ sĩ, có làm thơ, và có vẽ tranh. Kể ra thì người Việt Nam ai mà chẳng là nhà thơ, và có mấy ai phải vào học trường làm thơ đâu? Nhưng hồi cuối tháng Tư năm 2009, Lê Ký Thương có thơ sáng tác từ hồi 1968 được đăng trong tuyển tập “Cùng một lứa bên trời lận đận”, cho thấy thơ của ông đã gây được cảm xúc cho người đọc. Tuy nhiên, vẽ tranh hẳn phải có sự rèn luyện. Vậy mà, mặc dù không xuất thân một trường lớp mỹ thuật nào, trong vài thập niên qua, cũng có thể nói tranh của Lê Ký Thương đã trở nên gần gũi với người thưởng ngoạn qua một số cuộc triển lãm, khi thì chung với một số họa sĩ khác, khi thì “một mình một chợ”.
Trung tuần tháng Mười này, Lê Ký Thương lại cho bày những bức tranh mới sáng tác tại phòng tranh Tự Do, 53 Hồ Tùng Mậu, quận Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với những người yêu thích tranh vẽ. Có vẻ như càng đi sâu vào hội họa thì Lê Ký Thương lại càng đến gần với Thiền. Ông cho biết mỗi ngày ông tập thiền bằng cách vẽ, giống như người ta ngồi thiền. Phải chăng vì thế mà trong lúc bôi màu lên bố, ông đã bất chợt ngộ được rằng con nhái bén trong ao sen phải mạnh dạn lao tới đóa Hoa Sen trước mặt nó để quay về? Phải chăng ông cũng cảm thấy xúc động mạnh bởi câu chuyện Bạch Ẩn bị một chổi vào đầu mà đạt tới trạng thái “satori” nên ông đã cho vị thền sư cúi đầu lạy tạ chiếc chổi!
Quả thật, tranh của Lê Ký Thương đã gây được ấn tượng người xem. Ông thích sử dụng một thứ ánh sáng khá lạ lẫm với bố cục rạch ròi. Có vẻ như trong không gian tĩnh lặng của tâm, ông vẫn thể hiện cái động của thức, cho thấy một cách khiêm tốn rằng mình chỉ là người đang tập thiền trong thế giới ta bà. Cái ngộ của ông chỉ đủ cho ông đang nỗ lực quay về. Trên Đường về, bên cạnh vị thiền sư như đã hòa vào cảnh giới thiên nhiên, con chó theo chân vị thiền sư cho thấy vẫn còn có cuộc sống tinh khôi. Trong Thọ trai cũng vậy, vị thiền sư chia sẻ bát cơm tín thí của mình với con chó thể hiện cuộc đời không chỉ ở trong cái ngã. Không gian bao la sương khói trong Trầm tư trước khói lam chiều cũng có những đốm lửa đốt đồng nơi tâm chưa định của kẻ trầm tư, muốn gạn hết những lăng xăng của ý thức mà vẫn còn vọng tưởng.
Dù sao đi nữa, người xem tranh cua Lê Ký Thương cũng có được một khoảnh khắc lắng động tâm thức. Không gian trầm mặc với những hình khối tĩnh lặng miêu tả cảnh vật hay con người qua sự thể hiện của màu sắc nhợt nhạt có tác dụng làm cho chuyển động như chậm lại. Ngay cả hình ảnh mạnh dạn quay về của con nhái bén cũng là lững thững.
Khi được hỏi ông muốn gởi gắm những gì trong các tranh vẽ của mình, Lê Ký Thương trả lời một cách hiền lành rằng ông nhận thấy rằng cuộc đời đã có quá nhiều phiền trược và lại là người không kham nổi thế sự đa đoan, ông chỉ muốn mang lại cho những người xem tranh của ông một vài giây phút thư giãn. Tự nhận có chịu ảnh hưởng của thư pháp và họa pháp của Trung Quốc và Nhật Bản, Lê Ký Thương mong mỏi thể hiện phần nào cái thần của thư họa của Trung – Nhật bằng vải bố và sơn dầu. Ông cũng cho biết ý thức về hội họa của ông có lẽ đã nảy nở từ những giờ phúp mệt mỏi và thú vị khi mài mực tàu cho ông bố viết chữ Nho đẹp mỗi khi cụ viết sớ đối cho người khác đến nhờ, lúc Lê Ký Thương còn là một chú học trò tiểu học. 
Là một người thích nghiên cứu về Phật học, Thiền học, thích thơ haiku, thích trà đạo, Lê Ký Thương đã đưa vào thơ và họa của mình chất liệu của những gì mà ông thích. Một người khi mới ngoài hai mươi tuổi đã nhắn với bạn bè “Một mai tôi chết giữa rừng / Các anh mở tiệc ăn mừng hộ tôi” thì có lẽ mỗi cuộc triễn lãm của Lê Ký Thương, năm nay đã ở cái tuổi nhĩ thuận, đều là một khoản “hời” của ông trong lúc ông còn ở lại nơi “tưởng là cõi thật”. Có phải vì thế mà ông lạy tạ chăng?

CHU ĐẰNG GIANG
Bán nguyệt san Văn hóa Phật giáo, 15-10-2009


XEM TRANH LÊ KÝ THƯƠNG

                                                   Đường về, sơn dầu, 100cm x 120cm

Họa sĩ Lê Ký Thương đã nhiều lần triển lãm tranh , tiếc rằng tôi không có cơ hội xem , nên chẳng biết trước đó họa sĩ  vẽ theo khuynh hướng nào. Nhưg lần này ( thứ 6) tôi dược xem thì rõ ràng Ký Thương đã Quay về…để tìm về Tâm, Tâm là Nhà sau bao năm lưu lạc ..Nôm na là K.Thương đã vẽ theo khuynh hướng Thiền, phòng tranh  bày ở 53 Hồ Tùng Mậu, quận I TP.HCM, mang chủ đề “ Lạy Tạ” thuần thành như một hoa sĩ Thiền tông chân chính. 

Ý hướng Thiền  hay tranh mang tính chất thiền để dành cho những người giác ngộ,  những tu sĩ hay phật tử rành vế Thiền luận bàn. Ở đây tôi chỉ là người thưởng ngoạn tự do, thử múa rìu hoang qua mắt bao người, tìm hiểu tranh của Ký Thương vậy. 

Tranh của Ký Thương như lời tự bạch là Quay về …, nhưng với con mắt trần của chúng ta thì cũng có thể nói là họa sĩ đã vẽ theo tinh thần hiện đại, nghĩa là không vẽ những cảnh vật  hay sự kiện ở trước mắt , ở quanh ta mà biểu hiện những tình cảm nội tâm. Hay nói theo sách vở nghệ thuật hiện đại là không phải diễn tả biểu hiện sự vật tầm thường mà là sáng tạo, Họ cho ta xem cái gì mới mà trước đó chưa có, đúng hơn là họ tạo hình thay vì phản ánh, nôm na là họ tạo ra  một thế giới màu sắc hình ảnh riêng cho họ mà cũng chính là cống hiến cho mọi người. Thế giới đó mang tính thuần nghệ thuật, nó ẩn kín  sâu xa, nó là chân lý, tìm hiểu tác phẩm  là tìm cho ra cái chân lý, điều mà tác giả đã gởi gắm vào đó  trong khi sáng tác. Đó cũng là thế giới sinh tồn của con người, nên  vô tình đã trở thành  như một nhu cầu thích tìm đến mà chúng ta không hay biết đó thôi. Chân lý không phải cái gì sâu xa khó tìm, mà chính là trong cuộc sống  trong sinh hoạt tình cảm chúng ta; nó chỉ có thể biểu hiện qua màu sắc, hình ảnh, âm thanh,v..v… nói chung là nghệ thuật.

Tranh của Ký Thương đã đạt được phần nào những ước vọng mà tôi vừa phác họa. Trong tự bạch tác giả đã gợi ý nghĩa của Lay tạ I , Lạy tạ II, và Quay về. Tôi xin thêm , Lạy tạ I như sơ khởi của ý hướng giác ngộ, nhà sư Nhật  Bổn vẽ cái chỗi, còn đây tác giả lại lạy tạ cái chỗi nên người người cũng như tôi không thích lắm, bởi dù sao nó chì là công cụ để quét, cái chỗi đánh vào dầu mới là động tác hành vi quan trọng. Lạy tạ II mới đáng  kể, từ động tác lạy, chiếc lá, cách bố cục đến màu sắc của tranh rất độc đáo. Có thể nói nó là tiêu biểu cho ý hướng sáng tác của Ký Thương trong kỳ triển lãm này: Nội dung súc tích chứa đựng trong một hình thức cực kỳ đơn giản như một bầu trời an bình thanh thản. Hình ( dessin)  không rườm mà ngây ngô như trẻ thơ, riêng về màu thì có ba bức là Lạy tạ II, Cúng dường và Nguồn thiền là tuyệt vời, công sức và tâm tư tác giả đã đổ vào đó không biết là bao nhiêu. Sức sống  thần bí của  Lạy tạ II nằm ở trong  khung màu của đất của nền trời, còn hình trong Nguồn Thiền là sức sống sung mãn rạt rào, màu vừa mát vùa tươi, có đối chọi nhưng rất hòa hài; đến bức Cúng dường phải nói là chua chát đắng cay, chân lý ở đây như chập chờn khắp bức tranh, ý nghĩa biểu hiện của tranh không nói ra mà chỉ phô bày, nhưng nó vẫn thoát ra ngoài sự biểu hiện, nó chứa đựng cả nổi đau của tác giả, rõ nhất là  trong bức Đường về. Đất trời đỏ tươi, nhưng cái không gian hiện hữu trên đường về  sao mà u ám  đến thế, chủ nhân hay tác giả đứng ỳ ra đó với nỗi cô đơn, chỉ có con chó là bạn dồng hành hay đón mừng. Có  đối chiếu với bức Quay về, mới thấy rõ, cùng một tác giả mà hai trạng thái tâm hồn khác nhau. Cảm xúc của Quay về, tác giả tự cho mình giống như con nhái giác ngộ…, tôi phàm tục nên nghĩ rằng cuộc sống có giá trị và ý nghĩa là cuộc sống vượt lên trên phàm tục, cũng như cái ngã được xác định bởi bản chất vấn đề tồn tại của nó {Le moi est déterminé par l’essence de sa problèmatique existentielle – ai đã nói câu này tôi cũng chẳng nhớ). Nghệ thuật không thể thoát ly cách biệt với cuộc sống, trái lại nó là cơ sở  sinh hoạt chân thực đáng tin nhất.

Với tính cách một bài viết ngắn, tôi chỉ tìm hiểu một số tranh của Ký Thương, dù không  nhiều cũng đủ gợi ý để các bạn tự tìm có lẻ thú hơn, ẩn ý của tác giả theo nhận định của riêng mình, chưa chắc ai đã là đúng hơn ai… nhưng điều đó không quan trọng vì mỗi người  có thể có những nhận xét khác nhau, 

Riêng đối với chủ để của phòng tranh là Lạy tạ cũng đúng thôi vì có đến 9 bức trong tổng số là 21 mang nhan đế là Lạy tạ, trong khi những bức khác mang tên khác vẫn có hàm ý là Lạy tạ. Đây chính là điểm tôi không tán đồng với tác giả , vì hành vi lạy tạ tỏ ra quá khiêm nhường đến yếu đuối; một điểm nữa cũng nên nhắc nhở tác giả là trong 7 bức lạy tạ thì đã có đến 4 bức, hình dáng lạy tạ giống nhau. Nhưng nói như thế có vẻ là cầu toàn quá chăng, thật ra nhìn chung phòng tranh vẫn đem lại nhiều  thành quả đáng xem.



KHỔNG ĐỨC

(Nguồn: http//www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?...

Ngày 13 tháng 10 năm 2009).
 

TẠ ƠN NGƯỜI, TẠ ƠN ĐỜI



                                                            Dù đến dù đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời…

                                                                                                            Trịnh Công Sơn




Với chủ đề “Lạy tạ”, phòng tranh của họa sĩ – nhà thơ Lê Ký Thương mới đây tràn ngập một tình cảm biết ơn. Biết ơn nhật nguyệt mỗi ngày soi chiếu. Biết ơn chiếc lá khô “chết vui cho cành nẩy lộc ơn nhật nguyệt mỗi ngày soi chiếu. Biết ơn chiếc lá khô “chết vui cho cành nẩy lộc ơn nhật nguyệt mỗi ngày soi chiếu. Biết ơn chiếc lá khô “chết vui cho cành nẩy lộc ơn nhật nguyệt mỗi ngày soi chiếu. Biết ơn chiếc lá khô “chết vui cho cành nẩy lộc ơn nhật nguyệt mỗi ngày soi chiếu. Biết ơn chiếc lá khô “chết vui cho cành nẩy lộc. Biết ơn con bù nhìn canh lúa trên đồng vàng. Biết ơn chiếc chổi tre làm sáng bừng tâm thức.

Vô ơn là nguồn gốc của mọi tội lỗi trên đời này. Đứa con bất hiếu vì vô ơn. Người học trò bất nghĩa vì vô ơn. Người cán bộ tham nhũng vì vô ơn với những người đã đào hàm cưu mang mình những năm đen tối.

Kêu gọi tạ ơn là kêu gọi phản tỉnh, là khơi gợi tính thiện của con người.

Sống trên đời là mang nợ, nợ hình hài, nợ áo cơm, nợ kiến thức. Dẫu anh có giận hờn ai mà từ bỏ xã hội này ra đi làm kiếp Robinson trên hoan đảo, anh vẫn mang theo tấm vải che thân mà đồng loại đã dệt cho anh.  Dẫu trên đảo hoang, anh vất bỏ cả áo quần chỉ đóng khố bằng lá khô và vỏ cây, anh vẫn cần cái bật lửa hay một que diêm để nhóm bếp sưởi ấm và nướng thịt thú rừng. Dẫu anh vất luôn hộp diêm và bật lửa mà chỉ ghè hai hòn đá để làm ra lửa, thì điều đó chính là nhân loại đã dạy cho anh, đâu phải tự anh nghĩ ra được.
Một số tộc người có tập quán rất đẹp: trong ngày hợp hôn, hai người nam nữ chắp tay vái lạy cha mẹ rồi vái lạy người phối ngẫu để tạ ơn nhau. Tạ ơn anh, tạ ơn em đã cho mình hạnh phúc này. Tạ ơn cha mẹ đã ban phát hình hài này để bây giờ mình thuộc về nhau. Tạ ơn trời đất đã se duyên cho mình gặp nhau dưới một mái nhà trên đường đời vạn dặm.
Phải chăng ta đang chứng kiến một phần nhân loại vô ơn? Vô ơn nên mới phát thải khí nhà kính vào thiên nhiên một cách vô tội vạ. Vô ơn nên mới ngăn dòng chảy của sông ngòi làm thủy điện khiến nguồn cá cạn kiệt. Vô ơn nên mới chặt phá cây rừng bỏ vương vãi và trôi bạt ngàn khi mùa lũ đến.


Lạy tạ là một cách đi ra khỏi con người vị kỷ của mình, là hướng đến tha nhân và tạo vật. Nhưng đi xa mà cũng về gần; qua phút cúi đầu lạy tạ, ta như bừng tỉnh về sự hiện hữu của chính mình, ý thức trọn vẹn về thân phận, số kiếp và ý nghĩa của đời sống.


Không phải ngẫu nhiên mà Lê Ký Thương cảm xúc một cách sâu sắc về câu chuyện của họa sĩ-thiền sư Hakuin Ekaku (1686 – 1768), một trong ba cột trụ Thiền học Nhật Bản: “Một hôm Hakuin Ekaku đi khất thực, đến tước một căn nhà, không nghe tiếng quát tháo xua đuổi từ bên trong vọng ra, vì tâm ý đang tràn ngập chuyện sống chết của một kiếp người. Người chủ ngôi nhà là một bà lão, thấy sư cứ đứng lì một chỗ như trời trồng, bèn lấy cây chổi tre đánh vào đầu sư. Sư bất tỉnh. Và khi sư tỉnh dậy thì tất cả các công án Thiền đã hành hạ tâm ý sư lâu nay bỗng bừng sáng. Sư vui mừng hét lên vì đã ngộ”.


Du khách đến đất nước Triệu Voi có những phút giây lắng đọng khi chiêm ngưỡng, trên một đường phố thanh bình buổi sáng tinh mơ, những người dân lặng lẽ chờ sẵn để cùng dường cho đoàn sư khất thực chân trần chầm chậm bước qua. Cúng dường đâu phải chỉ là cho, cúng dường cũng chính là nhận, nhận những hạt giống thiện của lòng biết ơn gieo xuống tâm thức mình. Như những hạt mầm rồi sẽ mọc lên cây xanh trong mùa xuân đang tới.





HUỲNH NHƯ PHƯƠNG.


Nguyệt san Giác Ngộ, Xuân Canh Dần - 2010.
 
CHÚT KỶ NIỆM VỚI HỌA SĨ LÊ KÝ THƯƠNG
GIỮA SÀI GÒN                                                    

Tôi may mắn có dịp gặp gỡ và cộng tác với nhiều tác giả tên tuổi, là đàn anh, đàn chị trên văn đàn; đối với một người viết trẻ ở “ vùng sâu - vùng xa”như tôi, quả thật vinh dự. Cũng vì được sự quan tâm đặc biệt đó từ quý bạn bè, thân hữu ở Sài Gòn, nên trong quá trình chuẩn bị in GIẤU ANH VÀO CỎ XANH, tôi quyết định nhờ họa sĩ Lê Ký Thương - một họa sĩ có tiếng ở TP.HCM vẽ bìa và trình bày tập thơ thứ hai này. Trong hàng chục tập sách anh trình bày mà tôi đã có dịp xem qua, tôi ấn tượng nhất là tập thơ chọn lọc NGUYÊN ĐÁN TÌNH YÊU - nhiều tác giả, do NXB Đồng Nai ấn hành đầu năm 2004. Một tập thơ quá công phu và xinh xắn, nếu ai đã có dịp nhìn thấy, không thể không thích được.

Bây giờ, tôi viết những dòng này về họa sĩ Lê Ký Thương trong một tâm trạng ngậm ngùi, bởi sức khỏe anh đang trong giai đoạn hết sức nguy kịch sau một cơn tai biến dẫn đến đột quỵ khi về thăm quê nhà ở Nha Trang hồi cuối tuần trước. Tôi cứ nhớ mãi dáng đi nhanh nhẹn của anh lúc hai anh em hẹn gặp nhau trong một quán cóc trên đường Lê Đại Hành cắt Nguyễn Chí Thanh gần bệnh viện Chợ Rẫy khi tôi đưa ông bố đi SG tái khám để anh giao bản thảo đã trình bày, bìa và film cho tôi. Khi gặp nhau, tôi nói với anh là anh trình bày tập NGUYÊN ĐÁN TÌNH YÊU đẹp quá; anh bảo anh đã chẳng biết Tết là gì khi phải vùi đầu vào tập sách đó cho kịp tiến độ của NXB. Vậy mà giờ đây anh đã bị liệt nửa người bên phải, cộng thêm bệnh phổi sau mấy mươi năm lao lực làm việc, theo bác sĩ ở bệnh viện 115 Gia Định, bệnh phổi thì trong một thời gian điều trị, nhất định sẽ khỏi; riêng hậu tai biến liệt hai chi bên phải như thế, chưa có dấu hiệu khả quan gì, nếu thật may mắn, sau khi phục hồi sức khỏe, chân phải vẫn bị “ đơ”, tay phải thì sẽ trong tình trạng “ đòng đưa”. Đây là thông tin mới nhất về diễn biến sức khỏe của họa sĩ Lê Ký Thương mà bạn bè Sài Gòn vừa báo cho tôi hồi chiều hôm qua. Buồn thật!

Họa sĩ Lê Ký Thương đã có rất nhiều cuộc triển lãm tranh chung và riêng gây ấn tượng mạnh trong giới hội họa. Gần đây nhất là cuộc triển lãm cá nhân lần thứ năm của anh ( kể từ năm 1974 ) gồm 21 bức mang chủ đề LẠY TẠ ở gallery Tự Do, số 53 Hồ Tùng Mậu, Q1,TP.HCM hồi trung tuần tháng 10 năm 2009. Ở tuổi trên 60, đã đi qua chặng đường dài trong cuộc sống với đầy đủ cung bậc cảm xúc, do vậy, sự chiêm nghiệm của cuộc sống cũng đã thể hiện rõ nét trong từng bức vẽ. Chủ đề LẠY TẠ lấy ý tưởng THIỀN làm chủ đạo nên khi xem 21 bức trong cuộc triễn lãm này, ta có cảm giác tĩnh lặng và bình yên hơn như các bức: QUAY VỀ, THỌ TRAI, THIỀN ĐỊNH, LẠY TẠ II …

Đó là một Lê Ký Thương trong hội họa. Có thể bạn chưa biết, ngoài vẽ, họa sĩ Lê Ký Thương còn “ lấn sân” sang lý luận phê bình và sáng tác thơ nữa. Ở mảng phê bình, tôi chỉ mới đọc vài bài của anh nên chưa dám có ý kiến gì, còn thơ, tuy không nhiều người biết bằng tranh, nhưng nói đến Lê Ký Thương, văn nghệ sĩ SG ai cũng bảo, đó là một họa sĩ vẽ tranh bằng thơ. Một cách gọi thú vị mà bạn bè đã quý mến dành cho anh, thật trân trọng!

Chút kỷ niệm nhỏ với họa sĩ Lê Ký Thương giữa SG hồi giữa tháng ba vừa rồi. Chắc có lẽ đây là lần gặp đầu tiên và duy nhất giữa tôi và anh để bàn những công việc mà anh cùng hợp tác cho tập thơ tôi. Tình trạng hiện tại của anh, tôi chưa có hy vọng gì ở lần cộng tác tiếp theo, chỉ mong tôi gặp lại anh lần nữa với tay bắt mặt mừng chứ không như bây giờ, không ăn - không nói được. Xót quá. Nhớ bữa hẹn gặp anh, cả anh và tôi đều chưa biết nhau nhưng rất dễ dàng để nhận ra nhau, thường chắc văn nghệ sĩ hay “ dị hợm” hơn, nên không có sự e dè, không có khoảng lạ lẫm là thế đó. Vừa ngồi xuống, chưa kịp trò chuyện nhiều với anh, tôi phải đi gởi hồ sơ bệnh án của ông bố cho thân nhân ở SG để chiều lấy thuốc gởi về Cà Mau, tôi nói với anh chờ tôi chút, tôi chạy sang cổng bệnh viện Chợ Rẫy rồi quay lại liền; vì áy ngại chuyện để anh chờ, tôi vừa đi vừa nhắn tin trở lại, “ Anh thông cảm chờ em một phút”, anh trả lời tin nhắn của tôi như sau “ Ngàn phút cũng chờ”. Đọc tin nhắn mà tôi phải phì cười vì sự hóm hỉnh và cách pha trò đúng lúc của anh. Khi nói đến công việc, tôi bị xúc động mạnh vì anh đã dành một sự trân trọng đặc biệt cho bản thảo tập thơ tôi, điều này anh không chỉ nói với riêng tôi, sau đó được bạn bè kể lại, anh nói với những người bạn quen biết của tôi rằng HTK là một tác giả trẻ nhưng thơ đã quá chững chạc và đầy tự tin, HTK không làm thơ mà đã trải lòng cho những con chữ. Họa sĩ Lê Ký Thương đã nói bạn bè về tôi như thế đó, anh không chỉ vẽ bìa và trình bày sách, mà anh còn đọc thơ tôi với tư cách của một độc giả cầm bút. Chính điều này đã làm cho tôi day dứt hơn khi hay anh bệnh nặng. Một lần gặp duy nhất với 15 phút để bàn công việc là quá hiếm hoi. Chính sự hiếm hoi đó, nên có những điều mà tôi phải trao đổi lại thêm với anh về bản thảo tập thơ qua email. Anh nói với tôi anh sẽ làm hết sức khi nào tôi thật ưng ý với bìa và cách trình bày thì thôi. Nói nghe đơn giản vậy, nhưng khi ý tưởng của tôi và anh “ chênh nhau”, thì không dễ dàng chút nào; tôi thuộc dạng “ cứng đầu và ương bướng” nên về sau, anh có vẽ bớt hứng thú. Tập GIẤU ANH VÀO CỎ XANH rồi cũng được hoàn thành và ra mắt bạn đọc; lúc nhận được tập thơ tôi gởi tặng, anh đã nói với tôi, một khi tôi ưng ý về tập thơ, thì mọi vấn đề mà anh em đã tranh luận trước đây đều là chuyện nhỏ. Hồi giữa cuối tháng 7 này, sau khi trở về từ trại sáng tác ở Bến Tre, tôi đã gấp rút đưa ông bố đi SG tái khám cho đúng lịch; trên đường trở lại Cà Mau, tôi có nhắn tin cho anh, nói rằng mình đang từ SG về, anh bảo tôi lúc nào cũng vội hết, thôi, hẹn lần sau gặp, sẽ “oánh nhau” giữa chợ vậy.

Nói thêm một chút chuyện ngoài lề. Thơ tôi được trưởng thành từ phong trào sáng tác của tuổi học trò mà nhà văn Đoàn Thạch Biền - người có giấc mơ toàn màu trắng làm chủ xị ( chủ biên tuyển tập Áo Trắng, một sân chơi bổ ích và là nơi ươm mầm cho những cây bút trẻ phát huy niềm say mê cầm bút ). Cũng như Kiều Mây, tôi đã gởi “ thành quả” mới của mình cho người “ gieo trồng” làm tặng phẩm.  Nhà văn Đ.T.B nhắn tin cho tôi bảo rằng đã nhận được sách, tôi nói thêm với anh là nhớ góp ý cho tập thơ mới này của tôi nhé; anh OK và hỏi thêm “ Họa sĩ Lê Ký Thương - người đã vẽ bìa tập thơ này của em bị đột quỵ, đang nằm điều trị ở BV 115, em hay chưa?” Tôi trả lời nhà văn Đ.T.B là tôi đã hay rồi, tôi còn nói thêm, đã nhờ bạn bè chuyển lời hỏi thăm của tôi đến gia đình họa sĩ, khi nào đưa ông bố đi SG tái khám, tôi sẽ tranh thủ ghé BV 115 thăm họa sĩ Lê Ký Thương sau. Tôi đã gởi tin nhắn đi trong ngậm ngùi và buồn biết mấy…

Như hôm qua, nhà báo Nguyễn Khoa Chiến điện thoại cho tôi trong xúc động khi đọc bài VỀ BẾN TRE SAY TRONG HƯƠNG NẤM MỐI, anh nói thêm anh thích bài TẢN MẠN VỚI NGƯỜI GIÀ, NGƯỜI SỒN SỒN VÀ NGƯỜI TRẺ của tôi, và thích hơn nữa là bác Khổng Đức, bao giờ lên SG, anh sẽ lục tung SG để tìm thăm bác. Trời ạ! Một sự xúc động có phản ứng dây chuyền từ bài viết, là tác giả, tôi cũng thấy mình có ích khi đã phát đi tín hiệu và nhận được tần số rung cảm sẻ chia. Anh Chiến bảo đã comment chậm vì mới trở về từ Đà Nẵng, phải tiễn biệt thêm một người bạn, thật quá đau lòng. Tôi có nói qua với anh Chiến về tình hình sức khỏe của họa sĩ Lê Ký Thương, anh em cùng nói một câu giống hệt nhau: Buồn thiệt là buồn!

Nhất định khi đi SG, tôi sẽ ghé thăm họa sĩ Lê Ký Thương, hy vọng anh không phải mừng khi gặp lại tôi trong tình trạng nằm một chỗ như hiện tại, không phải thể hiện sự vui mừng bằng ánh mắt nhấp nháy yếu ớt. Và trên hết, tôi phải gạt bỏ khỏi suy nghĩ của mình về chân bị “ đơ” và tay phải “ đòng đưa” của anh. Thiệt tình, tôi không bao giờ muốn mình phải chứng kiến điều đó…

HUỲNH THÚY KIỀU

Cà Mau, 10-9-2010

 
TRỞ  VỀ  NGUỒN
(Bài viết của Khuất Đẩu khi xem tranh của Lê Ký Thương)


Vẽ là chơi với sắc màu đường nét.

Trong một lần triển lãm chung với Trương Thìn, Hồ Thanh và Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương gọi cuộc chơi ấy là hát rong. Anh bảo anh chỉ muốn nghêu ngao kể lại bằng sắc màu những tháng ngày bé dại của mình. Nghĩa là anh chỉ muốn nguệch ngoặc vẽ chính anh.

Nhưng, tôi lại nhìn thấy tôi không quần áo nằm dài bốc quả trứng trong ngày lễ thôi nôi.

Tôi nhìn thấy tôi ngồi chàng hảng ôm cái trụ cây số cách Nhatrang 6 km, trước ngực lủng lẳng một cái ná bắn chim

Tôi nhìn thấy tôi đầu cạo trọc chỉ chừa ba cái vá ngộ nghĩnh lấy lá sen làm dù đi dưới những cơn mưa dầm.

Tôi thấy tôi chơi đánh đáo, bong vụ, trốn tìm.

Tôi thấy tôi úp vỏ bưởi lên đầu giả làm vua.

Tôi thấy tôi cùng với con chó con mèo.

Tôi thấy tôi cô đơn chi lạ nhưng không hề cô độc.
Tôi và anh, những đứa bé nhà quê chẳng có tàu hoả xe tăng, chỉ có những đồ chơi tự làm lấy là những viên bi nặn bằng đất sét, những chiếc cối xay làm bằng hột xoài…
Người lớn ai cũng có một thời là bé con, nên xem tranh của anh không riêng gì tôi, chắc nhiều người cũng thấy mình bé bỏng, thơ dại đáng yêu trong đó. Nếu gọi cuộc triển lãm trên là cuộc hát rong, thì chúng ta đã rất nên hạnh phúc khi được nghe những bài đồng dao tuy có hơi ngây ngô vụng về nhưng rất gần gũi ấm áp. Được như vậy là nhờ anh có một tâm hồn rất chi thơ dại, cái nhìn ngộ nghĩnh thơ dại và nét cọ cũng rất thơ dại hồn nhiên.
Như khi anh vẽ cậu bé mặt nửa xanh nửa đỏ ngồi trên trụ cây số là vẽ nỗi cô đơn thui thủi một mình. Chơi một mình nên vui cũng một mình. Chỉ có trời xanh mây trắng và nắng đỏ là hiểu được cách chơi của cậu.
Nhớ ngoại là bức vẽ đơn sơ nhưng tôi lại thấy nỗi nhớ của cậu sao mà bất ngờ, nhỏ nhẹ đáng yêu đến vậy. Nhớ cái bàn chân bà in trên đất có một ngón cái muốn giao vào nhau như người Giao chỉ. Nhớ cái mo cau co quắp. Nhớ cái đèn có bốn mặt bằng kính bà thường xách trong đêm. Chỉ vậy thôi, còn hình bóng bà chìm trong quần áo bạc màu nổi lên một miếng vá đen thẩm.
Bức Chơi với chị em nhé lại là một ngạc nhiên thích thú. Vì cái tựa đề, vì hình ảnh chị cõng em chơi nhảy lò cò ( đánh chuông ) và vì màu sắc đơn giản mà tươi vui. So với bức Chơi ô ăn quan nổi tiếng của Nguyễn Phan Chánh, thì bức ấy buồn thảm quá. Chẳng những màu sắc buồn mà các cô bé cũng buồn.
Đến con chó, con mèo, cây cau, ngôi nhà…dưới mắt nhìn của cậu cũng ngược đời khác lạ. Con mèo một mắt, con bò vàng với những chiếc vú còn đọng những giọt sữa trắng, cây cau nằm ngang và ngôi nhà chúc đầu xuống đất.
Mỗi một bức vẽ như một thiên truyện ngắn, tưởng dễ nhưng rất khó. Từ ý tưởng đến phối màu, đường nét, bố cục. Lại càng khó hơn khi viết và vẽ về trẻ con. Khó, nhưng anh làm được vì anh là đứa bé trong một xác thân không còn bé.
Sinh vào giữa thế kỷ trước ở một miền quê ven đô nên anh cũng như bao đứa trẻ cùng thời đã trải qua một tuổi thơ không một chút bình yên. Xe tăng, đại bác ầm ầm chạy qua trước hiên nhà. Rồi người chết, nhà cháy, những cảnh bồng bế nhau chạy loạn, những giọt nước mắt, những chiếc khăn tang, những người cụt chân với đôi nạn gỗ…Nhiều lắm. Nhưng lạ thay, ta không hề thấy xuất hiện trong tranh của anh.  Không như Trịnh Công Sơn chiều đi qua bãi dâu hát trên những xác người. Anh không muốn hay tự nhận mình không đủ sức dùng nghệ thuật để phản kháng thét gào như Bửu Chỉ.
Nếu bảo rằng anh nhút nhát một chút cũng không sao bởi vì anh không phải là một nghệ sĩ dấn thân, lại càng không phải là một người xiển dương nghệ thuật cho một lý tưởng, một chủ nghĩa xa lạ. Bảo rằng anh chạy trốn hiện thực cũng được bởi những cuộc chiến tranh mà bản chất của nó phi nhân chắc chắn là không phù hợp với anh. Anh trốn, đúng vậy. Có điều anh trốn vào tuổi thơ của mình. Khi S. Exupéry vẽ những con trăn khép mở cái bụng và những ngôi sao là trốn cái thực tại nhàm chán đi về. Trốn vào tuổi thơ là cách trốn ngây ngô nhất, cũng như lấy lá sen để ngửa mà che đầu trong khi trời thì mưa dầm. Ừ thì dại cũng đâu có sao, ta dại ta tìm nơi ướt át, người khôn người đến chốn khô queo.
Nói thì nói vậy, chứ thực ra không tuổi thơ nào che nổi cái thực tại, nhất là cái thực tại ngàn năm có một sau 75. Những que diêm của cô bé bán diêm cuối cùng cũng tắt ngúm, hoàng tử bé cũng bị rắn sa mạc cắn chết. Tuổi thơ khô quắt như lá sen khô và tuổi chớm già như cỏ dại lớn nhanh hơn thổi.
Lá khô, lá rụng xuống đất.
Người già khô héo thì rụng về đâu?
Giờ thì không hát được nữa rồi. Anh ngồi trầm tư nhìn khói đốt đồng che mờ cả đất trời trong bóng hoàng hôn. Dường như anh lẩm nhẩm những câu kệ. Anh lại tìm ra cách trốn thực tại bằng cách học thiền với sắc màu.
Tôi thấy anh bưng bình bát cùng con chó ngày xưa đã từng đón anh đi học trường phủ trở về đứng giữa bầu trời đỏ rực.
Tôi thấy anh thọ trai giữa ngọ vẫn cùng con chó ốm.
Tôi thấy anh lạy tạ cây chổi chà, thằng bù nhìn.
Tôi thấy anh ngồi đợi trước một cánh cửa đóng kín.
Tôi thấy anh biến mình thành con nhái bén nhảy về chiếc lá sen cũ.
Nhiều người bảo anh là thiền sư. Có nhà báo đã hỏi anh tu ở chùa nào!
Nếu những bức tranh trong cuộc triển lãm tháng 10/ 2009 được treo dưới một mái hịên chùa, chắc đã có rất đông Phật tử đến chiêm bái. Huỳnh Như Phương cảm động thấy anh biết lạy tạ. Đỗ Hồng Ngọc bảo anh ám ảnh về sen tức là có cơ duyên với Phật.
Tôi thì, qua những bức tranh đúng như anh nói, là anh đang học thiền. Có điều là học chưa giỏi. Đó chỉ là những bài tập minh hoạ một vài công án nổi tiếng của các thiền sư Trung Hoa và Nhật Bản. Thiền sư Hakuin Ekaku ngộ rồi mới lạy tạ cây chổi chứ không phải nhờ lạy cây chổi mà ngộ. Trở về lá sen cũ cũng chưa phải là ngộ vì làm sao bình an khi dưới nước có con cá đang chờ và trên không có con chim đang đợi. Về trong lo sợ chỉ là cách trốn chạy mà thôi.
Cho dù có vẽ hằng trăm bức lạy tạ, hàng nghìn bức quay về anh cũng không ngộ được khi chưa tự mình tìm ra được đường về.
Thế rồi,
Có thể đó là một buổi sáng.
Có thể đó là một buổi trưa, một buổi chiều.
Có thể đó là một buổi tối có trăng hay không trăng, có mưa hay không mưa
Một buổi tối nào đó trong kho báu thời gian ít ỏi còn lại, anh bất chợt trông thấy một khoảng ngực của người mẹ đang vạch áo cho con bú.
Có thể đó là của mẹ anh khi anh còn bé xíu.
Có thể đó là của vợ anh khi các con anh mới sinh
Cũng có thể đó sẽ là của con gái anh, của con dâu anh.
Một khoảng ngực với hai bầu vú căng đầy là biểu hiện đương nhiên của tình mẫu tử, nhưng với anh lúc này, khác thường hơn, kỳ diệu hơn khi anh nhận ra trong cõi trầm luân dâu bể này không một nơi chốn nào có thể thơm tho hơn, trong sạch hơn, ấm áp hơn, an lạc hơn là khoảng ngực của người mẹ. Đó cũng chính là Niết Bàn của mỗi người.
Như Tất Đạt trong “Câu chuyện dòng sông” khi nghe được tiếng UM đã lĩnh hội ra chân lý. Như người khách thao thức trong “Phong kiều dạ bạc” nghe tiếng chuông của chùa Hàn Sơn liền tỉnh mộng. Lê Ký Thương cũng nghe ra mình đã ngộ sau khi đã vẽ xong bức Nguồn Thiền.
Một bức tranh bình dị quá, đơn sơ quá đến nỗi khách tham quan hờ hững đi qua, các nhà phê bình cũng làm lơ không ngó tới. Đó cũng là tính cách chung của nhiều người khi cư xử với mẹ của mình.
Nhưng Đạo là gì nếu không phải là những hình ảnh bình thường nhất bỗng sáng lên như bắc cực quang trong tâm tưởng. Cây chổi sáng lên được trong H. Ekaku thì sao cái bầu ngực kia không sáng lên được?
Người mẹ ngồi an nhiên, hai tay khoanh vòng tròn trên hai chân cũng xếp bằng tròn, như Đức Phật mà không giống Đức Phật vì vòng tròn gọn hơn, lại ngồi trên nền đất chứ không phải trên toà sen. Chiếc áo nâu sẩm để hở khoảng ngực mênh mông với hai bầu vú màu đất mà hai núm mở to như hai con mắt đang âu yếm nhìn con bú.
Bức tranh rất tĩnh vì dáng ngồi đường bệ và bằng an của mẹ nhưng lại rất động. Bởi tác giả hóm hỉnh vẽ một vú nhỏ đang cạn sữa và một vú to còn đầy sữa. Nên ta nghe ra như có tiếng chùn chụt của đôi môi bé, tiếng rì rào dịu ngọt của sữa chảy qua miệng bé. Và thêm nữa, những chấm nâu đen xung quanh mẹ, là gì nếu không phải là hàng triệu người mẹ đen có, trắng có, vàng có, đỏ cũng có đang ngồi cho con bú.
Không lộng lẫy đồ sộ như những bức tụng ca người nữ của hoạ sĩ Rừng, nhưng bức Nguồn Thiền đẹp một cách kín đáo và lặng lẽ như nụ cười của một người biết mình đã Tìm Ra Được Đường Về.
     
KHUẤT ĐẨU
01/2010



 



 
         
 








 
 



 





No comments:

Post a Comment