KHÚC NHẠC RẮN
(Nhà văn nổi tiếng ở miền Nam Ấn Độ - (1906 – 2001), sáng
tác bằng tiếng Anh).
Minh họa: Lê Ký Thương
Chúng
tôi bước ra khỏi ra khỏi phòng hòa nhạc với một tâm trạng hòa toàn thoải mái.
Chúng tôi nghĩ đây là một buổi trình diễn rất hay. Ý nghĩ này khéo dài cho đến
khi chúng tôi để ý đến anh chàng ba hoa lẫn lộn trong đám đông chúng tôi. Anh
ta có vẻ như vừa trong phòng tra tấn bước ra. Chúng tôi dồn mắt nhìn anh ta một
cách khó chịu:
-
Chúng tôi nghĩ anh là một trong những người uyên bác cho rằng nền âm nhạc của
miền Nam
Ấn Độ đã chết cách đây một trăm năm. Hay có khi nào đó, anh giao du thân mật
với tất cả những nhạc sĩ biểu diễn và những nhà soạn nhạc cổ điển của chúng ta
đối với lý do duy nhất mà nhiều người như anh nghĩ là tất cả những bài hát hiện
đại là ngây ngô và cuồng loạn không? Hay anh là một trong những nhà lý luận
nông nổi không bao giờ nghe được một bản nhạc không có cấu trúc rõ ràng?
-
Không hẳn thế đâu, người Ba Hoa trả lời. – Tôi chỉ là một sinh vật tầm thường
hiểu được mình muốn cái gì thôi. Tôi biết chút đỉnh về âm nhạc, có lẽ ít hơn
các vị ở đây, và đó là lý do làm tôi kinh tởm khi thấy trình độ âm nhạc của con
người bị hạ thấp.
Chúng
tôi thử làm mất mặt anh ta bằng cách im lặng nghe những lời nói đó và chỉ nói
chuyện với nhau thôi. Nhưng anh ta cứ theo đuổi chúng tôi suốt câu chuyện tán
gẫu trên đường đi, vì thế chúng tôi buộc lòng nghe anh ta kể.
-
Nhìn tôi lúc này – người Ba Hoa nói – các vị tưởng tôi chẳng có năng khiếu gì
về nghệ thuật hơn là gã bán phân hóa học cho những nông dân. Nhưng tôi xin thưa
với các vị, đã một lần tôi khát khao thành một nhạc sĩ và gần đạt được ước muốn
của mình. Chuyện này đã xảy ra cách đây nhiều năm. Lúc đó tôi sống ở Kumbum,
một ngôi làng nhỏ cách Malgudi tám mươi dặm. Ở đó có một ông thầy dạy nhạc. Có
thể nói rằng khi ông thổi sáo, các gia súc trong làng đều nối đuôi theo ông. Có
lẽ ông là một nghệ sĩ vĩ đại nhất thế kỷ, nhưng luôn hài lòng với cuộc sống ẩn
dật của mình. Ông chẳng bao giờ bước chân ra khỏi làng, chỉ chơi nhạc phục vụ
cho ngôi đền làng và thỏa mãn một cách tuyệt đối với số lợi tức khiêm tốn thu
được từ đất đai của tổ tiên để lại. Tôi giặt áo quần, quét nhà, làm việc vặt và
ghi chép sổ sách thu chi cho ông. Chỉ khi nào cảm thấy thích, ông mới dạy cho
tôi học nhạc. Cá tính và bộ dạng của ông rất độc đáo, không giống ai. Ngay cả
việc dạy dỗ, tôi chỉ cần học với ông một giờ cũng đáng giá bằng một năm dưới sự
hướng dẫn của người khác. Phong cách của ông là thế.
Sau
ba năm rèn luyện âm nhạc cho tôi, thầy tôi thấy tôi đã đạt đến trình độ khả
quan. Ông nói: “Một năm nữa con có thể xuống phố biểu diễn trước công chúng nếu
con thích”. Các vị phải biết là tôi rất thích. Tôi không muốn sống mãi trong
bóng tối. Tôi muốn giàu sang và nổi tiếng. Tôi mơ tưởng đến Madras để tham gia liên hoan âm nhạc vào năm
tới, và rồi cả thành phố, đâu đâu người ta cũng nhắc đến tên tôi. Tôi xem cây
sáo trúc của mình như một cây gậy thần sẽ mở ra cho tôi một thế giới mới.
Tôi
sống trong một thảo lư ở cuối con đường. Tôi có thói quen thức khuya và tập
thổi trong đêm thanh vắng. Một đêm, tôi đang đắm mình trong tấu khú bhairavi raga (1) thì có tiếng gõ cửa.
Tôi nổi cáu vì bị cắt ngang.
-
Ai thế. Tôi hỏi.
-
Một sadhu (2). Ngài cầu xin một miếng
ăn.
-
Vào giờ này à? Đi đi! Chớ quấy rầy người ta lúc nào cũng được.
-
Nhưng cái đói đâu biết thời gian.
-
Cút xéo ngay. Ở đây chẳng có gì cả. Chính tôi cũng sống bằng của bố thí của
thầy tôi.
-
Nhưng với một sadhu, người không thể cho được một xu, hay ít nhất một lời tử tế
sao? Ngài đã viếng Kashi Rameswaram...(3)
-
Câm mồn – tôi hét lên – trừng mắt nhìn vào cánh cửa rồi lại chơi tiếp tấu khúc bhairavi.
Mười
lăm phút sau, tiếng gõ cửa lại vang lên. Tôi mất bình tỉnh.
-
Ông không có tâm hồn sao? Sao ông lại quấy rầy tôi?
-
Ông chơi điêu luyện quá. Không cho tôi vào phải không? Ông có thể không bố thí
cho tôi cái ăn, nhưng đừng từ chối tôi nghe ông thổi sáo.
Tôi
không muốn ai có mặt trong lúc tôi đang tập dượt, và bị gián đoạn như thế này
làm tôi điên tiết.
-
Đừng có đứng đó nà lải nhải. Nếu ông không đi ngay, tôi sẽ mở cửa tống ông ra
ngoài.
-
A, toàn những lời tồi tệ! Ông không cần tống tôi đi. Tôi sẽ đi thôi. Nhưng hãy
nhớ đây là ngày cuối cùng trong cuộc đời chơi sáo của ông. Ngày mai ông sẽ đổi
cây sáo của ông để lấy một que củi khô vô tích sự.
Tôi
nghe tiếng guốc của ông ta bước xuống tam cấp. Tôi cảm thấy khoan khoái và thổi
lại chưng mười phút... Nhưng rồi tâm thần tôi giao động. Những lời từ biệt của
ông ta... ông ta muốn nói điều gì? Tôi đứng lên, lấy cây đèn lồng treo trên
tường rồi đi ra ngoài. Tôi đứng trên bậc tam cấp cuối cùng, giơ cao ngọn đèn,
nhìn khắp lượt con đường tối đen. Tôi quay vào. Với hy vọng mong manh rằng ông
ta có thể gọi lại lần nữa, tôi để hé cánh cửa. Tôi treo cây đèn và ngồi xuống.
Tôi nhìn vào ảnh những vị thần treo trên tường và cầu nguyện được che chở khỏi
lời nguyền rủa của kẻ khất sĩ vô hình kia. Rồi sau đó tôi lại đắm mình trong
suối nhạc.
Hết
bản này đến bản khác tuôn ra từ cây sáo trúc bé nhỏ của tôi và làm biến đổi cả
cái thảo lư này. Tôi không còn là một con người tầm thường đang thổi một ống
trúc nữa. Tôi hòa nhập cùng các vị thần linh. Cây đèn treo trên tường hòa thành
một vì sao chiếu sáng căn phòng hòa nhạc màu xanh da trời... Và tôi bước vào
khúc nhạc rắn trong tấu khúc Punnaga
varali (4). Tôi thấy một con rắn đầy vẻ uy nghi: cái nọc độc trong miệng của
nó phảng phất một chút hào quang. Bây giờ tôi bắt gặp vẻ thần thánh của nó khi
nó nằm trên đầu thần Shiva, vòng trong tay thần Parvathi như một vòng xuyến,
đùa nghịch với thần Subramanya và là chiếc giường ngủ của thần Vishu... Toàn bộ
cảnh tượng này, từ con rắn truyền ra, gây cho tôi một cảm giác sợ hãi và tôn
kính. Và ngay lúc đó, tôi nhìn thấy ở giữa cánh cửa với tôi không có gì khác
ngoài con rắn mang bành đen kịt. Nó dựng đứng cái mồng và lắc lư như điên như dại.
Tôi ngừng thổi, dụi mắt xem mình có hoàn toàn tỉnh không. Nhưng trong giây phút
khúc nhạc ngưng, con rắn quay đầu ném cái nhìn chòng chọc tôi, rồi từ từ trườn
đến. Trong đời tôi, chưa hề thấy một con rắn mang bành đen đến thế và dài đến thế.
Bản
năng sinh tồn mách bảo tôi: “Chơi tiếp đi, đừng ngưng!”. Tôi vội vàng lấy cây
sáo để lên môi và thổi tiếp khú nhạc rắn. Con rắn lúc này chỉ cách tôi chưa đầy
ba thước, nó nâng một phần tư thân hình lên, với cái mồng mảnh mai hoa mỹ dựng
đứng trên đầu, tròn xoe đôi mắt chăm bẳm nhìn tôi. Nó đang lắng nghe tiếng sáo
trong một tư thế bất động trông giống như một con rắn được tạo bằng đá đen.
Trong
khi tôi chơi sáo, mắt tôi không rời khỏi nó, lòng đầy cảm kích vì tư thế uy
nghiêm chững chạc của nó, và tôi phải tự nhủ: “Vị thân nào muốn chổi bỏ đặc ân
đội con rắn này trên đầu”... Sau khi chơi khúc nhạc này đến lần thứ ba, tôi bắt
đầu bản nhạc mới. Con rắn thình lình quay đầu nhìn tôi như muốn nói: “Thứ đó là
cái gì thế?”, rồi rít lên một tiếng nghe rợn người và nhẹ nhàng chuyển mình.
Tôi nhanh chóng thổi lại khúc nhạc rắn và nó lại đứng yên như một pho tượng.
Tôi
thử đổi khúc nhạc một đôi lần, nhưng tôi thấy con rắn cứ cử động với vẻ đe dọa.
Tôi cố gắng một cách tuyệt vọng để đứng lên và lao ra ngoài, nhưng con rắn lại
đứng lên sát bên tôi và hứa hẹn sẽ kết liễu đời tôi. Vì thế tôi phải chơi khúc
nhạc này suốt đêm. Dần dần tôi cảm thấy đuối sức. Đầu tôi quay cuồng, hai má
tôi đau vì phải thổi liên tục, ngực tôi hình như không còn một chút hơi thở tàn.
Tôi biết mình sẽ rơi vào cái chết trong vài giây sắp tới. Nếu con rắn quấn vào
người tôi rồi phun nọc độc giết tôi thì cũng chẳng có gì đáng tiếc. Tôi ném cây
sáo xuống đất, rồi phủ phục trước mặt nó và la lên: “Ôi, Naga Raja (5)! Ngài là
vị thần linh, ngài có thể giết tôi, nhưng tôi không thể nào thổi được nữa...”
Khi
tôi mở mắt ra, con rắn đã biến mất. Ngọn đèn trên tường đã nhạt nhòa trong ánh
sáng ban mai. Cây sáo của tôi nằm gần ô cửa.
Ngày
hôm sau tôi kể lại chuyện này cho thầy tôi nghe. Ông bảo:
-
Con chẳng biết rằng chớ nên chơi tấu khúc Punnaga
varali vào ban đêm sao? Bây giờ con không thể nào biết chắc được là con sẽ
không gặp lại con rắn kia nếu con chơi nhạc. Và khi nó trở lại, nó sẽ không tha
cho con đâu, trừ khi con chơi lại khúc nhạc đó. Con đã chuẩn bị cho trường hợp
như thế chưa?
-
Không, không, ngàn lần không. Tôi thốt lên.
Kỷ
niệm về khúc nhạc đó đang sống lại trong tôi. Tôi phải thổi đi thổi lại nhiều
lần để kéo dài cuộc đời tôi.
-
Nếu thế thì hãy ném cây sáo của con và quên đi vốn liếng nhạc mà con đã học
được. Con không thể thổi sáo cho một con rắn nghe. Đó là trò đùa của thần
thánh. Hãy ném cây sáo trúc của con đi. Nó không còn có ích gì cho con nữa...
Tôi
đã khóc khi nghĩ đến việc hy sinh này. Thầy tôi thương hại tôi và nói:
-
Có lẽ mọi sự tốt đẹp sẽ như trước nếu con tìm được vị khách của con và xin ông
ta tha thứ. Liệu con tìm được ông ta trong đêm không?
Tôi
đã từ bỏ cây sáo của tôi. Từ hôm đó tôi luôn đi tìm một kẻ khất sĩ vô hình,
không tên tuổi trong thế giới này. Ngay lúc này, nhờ ơn Thượng đế, cho tôi gặp
ông ta, tôi sẽ quỳ xuống chân xin tha lỗi để được cầm lại cây sáo của tôi.
LÊ KÝ THƯƠNG dịch
(1).- Bhairavi
raga: một trong những tấu khúc nổi tiếng trong âm nhạc cổ truyền Ấn Độ.
(2).- Sadhu:
nhà tu khổ hạnh của Ấn Độ giáo.
(3).- Kashi,
Rameswaram: hai địa điểm hành hương.
(4).- Punnaga
varali: tên một tấu khúc cổ truyền khác.
(5).- Naga
Raja: Vua của loài rắn.
No comments:
Post a Comment