Bìa 1
Bìa 4
TẬP THƠ BẾP LỬA CÒN THƠM MÙI BÃ MÍA
do Ý THỨC xuất bản năm 1974, phổ biến hạn chế.
Tựa LỮ KIỀU
viết cho LÊ KÝ THƯƠNG
qua tập thơ
BẾP LỬA CÒN THƠM MÙI BÃ MÍA
1.-
Viết về một tâp thơ, thật là khó. Viết về người làm
thơ, lại càng khó hơn. Nhất là một tập thơ đầu tay. Và người làm thơ là một
người bạn.
2.-
Câu hỏi sẽ thừa, nhưng tôi vẫn hỏi: “Tại sao anh làm
thơ?”. Nó cũng tương tự, như có lúc nào tôi sẽ hỏi: “Tại sao anh không còn làm
thơ?”. Bởi vì thi ca là sức chuyển động mạnh mẽ của đời sống, cho nên, để bắt
kịp cuộc đời, anh làm thơ.
Anh làm thơ, như thể anh không có thể làm khác hơn.
Nếu có phương cách nào để bắt kịp nhịp sống, anh sẽ không làm thơ nữa, phải thế
không?
3.-
ĐỜI SỐNG. Phải, trên tất cả, đó là điều quan trọng.
Nhất là đời sống trong Thời Chúng Ta, khi mà sự gian trá nhân danh sự thật, khi
những kẻ giả hình truyền ra chân lý của họ, thì ngôn ngữ của chúng ta dần mất
đi ý nghĩa đầu tiên: Ngôn ngữ không còn để giao cảm, mà chỉ còn là độc thoại
của kẻ tuyên truyền buồn bã. Đó là ngôn ngữ trên đầu lưỡi những người máu lạnh,
phải, những người không còn bếp lửa trong tim.
Từ đó, Thi ca là sự ngưng đọng của dòng sông, là khúc
hát lạ tai của loài chim không có thật, là nỗi im lặng của những cánh cửa đóng.
4.-
Chúng ta vẫn có mặt trong đời sống. Dù cách này hay
cách khác, bất hòa hay thỏa hiệp. Chúng ta vẫn là những kẻ đứng giữa đời, trong
một tư thế nào đó.
Thì tư thế nào là của anh, anh bạn Lê Ký Thương?
Tôi nghĩ về anh như thế này:
Anh là một chàng trai của đồng ruộng mà chiến cuộc đã
đẩy anh đi xa vùng đất tổ. Rõ ràng anh là kẻ mang trong từng bước rã rời, một
niềm hoài hương. Thơ anh là thơ của chàng nông phu mộc mạc phẫn nộ với phường
bán nước, bất bằng với bọn giả hình, vui mừng vì một nụ cười chào hỏi, xót xa
vì những từ biệt sinh ly…
Với anh, đời sống giản dị xiết bao. Không quanh co,
không tân kỳ, thơ anh là cõi lòng reo vui của lúa chín, sự thân mật dịu dàng
của đất, nỗi lớn mạnh không ngừng của thảo mộc, nó có đó, sức tiềm ẩn lạ lùng
trong anh, trong tôi, trong người mẹ, người cha, trong từng thế hệ. Nó có đó,
sừng sững như thực tại.
5.-
Buổi chiều, ghé thăm quê nhà của anh, đi dọc theo con
đường dẫn ra biển, những cánh đồng, mùi hoa cau thơm rượi, những vườn vạn thọ,
tôi thầm đọc tập thơ anh vừa trao. Tôi hân hoan tìm thấy cái ngôn từ rất đỗi
bình dị của thơ anh. Cái ngôn từ hiếm thấy trong thi ca bây giờ, tưởng như là
người bạn cũ gặp lại, không thể quên mặt, nhưng không còn nhớ ra tên. Anh giúp
tôi nhớ lại cái tên ấy. Phải, ngôn ngữ thơ anh gợi đến một ký ức mù mờ lẩn
khuất sau đời sống như mùi khói của đống lá khô đốt lên sau vườn cũ, một tiếng
cười rộn rã không còn nghe thấy lại, một mảnh đời im lặng. Như Đất. Như Trời.
“Thiên hà ngôn tai…”.
Và lòng chợt hỏi: có phải những điều đó, mà vì quá
yêu anh phải ra đi? Có phải những điều kia mà anh cảm thấy Tình Người như mẹ,
như em và như bạn? Và lòng anh, dù góc biển chân trời, vẫn ấm một bếp lửa còn
thơm mùi bã mía?
6.-
Thơ anh là tất cả những điều đó. Trong đời này anh là
một thi-sĩ-tại-thế. Nếu có lúc nào thơ anh là tiếng kêu thương của kẻ đi một
mình trong niềm u uẩn, thì phần lớn thơ anh là lời mời gọi xác tín với cuộc đời
sự có mặt nồng thắm của anh: Anh xác nhận sự phẫn nộ gây nên bạo động lịch sử,
nhưng bằng quả tim, người tuổi trẻ đã đến với Cách Mạng như đến với người
Tình-mãi-mãi.
Từ đó, cuộc đời trở nên giản dị xiết bao, phải không?
Những hệ lụy xung quanh, miếng cơm, manh áo, tất cả những điều có sá chi so với
một chút lòng – một chút lòng tin. Ở Tình Yêu. Ở Nghệ Thuật. Ở Cách Mạng. Kể cả
mùi bả mía trong bếp lửa ký ức?
7.-
Bằng lòng tin ấy, chúng ta nhìn thấy nhau. Khi đã cởi
tấm áo lòe loẹt của thời quảng cáo. Thời của những người máu lạnh.
8.-
Hỡi bạn, quả thật 25 năm chiến tranh đã đem chúng ta
đến quá gần sự gian trá, đây là lúc Thi ca phải đem sự thật lại cho đời.
Vậy thì, hãy giữ cho tôi trái tim đồng ruộng đã làm
nên thơ anh.
Vu lan, 1974.
CỦA MẸ
Ruộng vườn chúng nó đốt
khoai sắn chẳng ai đào
chiến tranh hoài chiến tranh
Con xin hỏi Mẹ
thời
bây giờ gạo châu củi quế
Mẹ
sống nhờ gì hở Mẹ?
Mẹ trả lời con
Mẹ ăn hoa lá trên
rừng
mùa mưa uống nước suối
mùa nắng uống nước sông
nước biển dùng làm muối
cây cối là nhà chung
Cây cối là nhà
chung
có con trong hồn Mẹ
có con trong hồn Mẹ bốn ngàn năm âm dương cấu tạo
Mẹ nuôi con bằng sữa chín con rồng
pha nước sông Hồng bất tận
và Mẹ gom lá Trường Sơn
ấp ủ đàn con
Con của Mẹ hơn ba mươi triệu người
sống chung một khung trời
riêng hai mảnh đất
Mỗi lần muốn thăm con trong Nam
cầu Hiền Lương Mẹ chờ xe mỏi mòn con mắt
Mỗi lần muốn thăm con ngoài Bắc
sông Bến Hải bác lái đò ngủ quên
Mẹ kêu
mãi không ơi
Nhớ con Mẹ khóc
nước mắt dâng thành biển - sông – hồ
trôi dạt mông lung
Mỗi lần muốn thăm Mẹ
con không biết Mẹ ở nơi nào
Mẹ ở nơi nào
nhớ trả lời con!
1964
VÌ QUÁ YÊU
TÔI PHẢI RA ĐI
Vì quá yêu tôi phải ra đi
gởi lại thành phố mùa mưa những chiều nước mắt
những miếng cơm không dấu nỗi nghẹn ngào
những lúc buồn tha thứ những cơn vui
những câu nói ngây ngô a tòng tình ý
Gởi lại mái nhà những đêm trăng
tách cà phê rưng rưng mái tóc
hai hàm răng đều như hàng bắp đang ăn
những quá khuya rón rén bước xuống phòng
sợ mái ngói bể hơn sợ người bắt gặp
Gởi lại hàng hiên ngồi đợi chờ ai
cánh cửa đóng hoài không được
gởi lại những bữa cơm khi nhà vắng người o
chén nước mắm cố tình cay muốn khóc
gởi lại cái lavabo hư ngọn đèn cháy bóng
miếng dưa hấu tháng giêng mát rượi bàn tay
gởi lại tập thơ chép tay những phụ bản màu
miếng gừng hạt muối
Gởi lại cho người hay gởi lại cho ai?
Vì quá yêu tôi phải ra đi
như kẻ tội đồ bị lưu đày không ngớt
mà lòng còn tiếc nuối những lăn roi
những lằn roi ve vuốt giấc chiêm bao
những lằn roi nổi lằn kỷ niệm
Lòng thấm cơn đau dậy tình bịn rịn
càng muốn quên thêm nhớ quá đi thôi
cố đi thật xa sao lại thấy vẫn gần
như có một cái gì đang trói buộc
Thôi, hãy cho tôi đi
để tôi giữ lại tình tôi như trước.
3
- 1971
CON ĐƯỜNG
Ở thị trấn này có một con đường
Mùa thu những đôi tình nhân cám ơn trụ điện
Mùa đông tiếng chuông chùa giục hai hàng đèn thắp sớm
Mùa xuân chim én làm tình trên ngọn cây
Và mùa hè hai hàng phượng nở thành huyết lộ
Khi về đây lòng tôi đã cạn khô
Tình cờ đi vào huyết lộ
Sung sướng thay như người nổi cơn điên
Tôi cởi phăng hai hàng nút áo
và khẽ huýt gió bản Summer of 42
Mùa hè 42 mùa hè 72
Chào những cành phượng nở
Chào đám học trò của cô giáo
À, sao ta quên
chào người bạn gái
Chào nhé! Chào
bằng cái nhìn ngạc nhiên
nụ cười thiết cốt
Chào tưởng đi luôn
mà lại quay về
Chào ngậm miệng
Tôi đã xa con
đường hơn một năm
Sống hết mùa mưa
lãng mạn Sài Gòn
Lây lất những
chiều tuyết rơi miền Đông nước Mỹ
Nửa trái tim phung
phí cuộc viễn trình
Nửa trái nơi này
còn sinh động
Hôm nay tôi về gặp
lại
Gặp lại con đường
mùa hè là huyết lộ
đã truyền cho tôi
dòng máu đam mê
đã cho tôi yêu
trong nỗi rụt rè
đã cấp cứu Nàng
Thơ tôi tỉnh dậy
Gặp lại ba mùa kia
trong mắt người bạn gái
Tôi thấy được mùa
thu buồn cách biệt
mùa đông thương
nhớ không nguôi
và mùa xuân dằn
vặt âu lo
Đôi mắt nhìn tôi
đôi mắt thiết tha
Tôi biết, tôi biết
hiển nhiên...
Nửa trái tim kia
bắt đầu sống dậy
Cảm tạ con đường
tôi xin ở lại...
9 - 1972
NỔI LỬA
Mỗi người một que
diêm
anh em ta xúm lại
cùng đốt cháy bóng
đêm
thiêu hủy đời bây
giờ phỉnh gạt
Những thành quách
dựng lên
họ tô màu xảo
quyệt
Bao điều ta cần
biết
bao điều ta cần
nhìn
tất cả được bưng
bít
Anh em ta thua thiệt quá nhiều
Bởi bề trên độc đoán
Ai bạo gan trốn
khỏi nắp vung
lập tức bị lọ bôi
đầy mặt
Kẻ nào muốn vươn
lên
đừng hòng đứng
vững
Những đứa chịu khó
cúi lòn
có bao giờ ăn cơm
hẩm
Anh em ta vì quá thật thà
luôn luôn ngồi mép chiếu
Đường hôm nay ruồi
nhặng cản lối đi
không lẽ bó tay
chờ phép lạ
Mỗi người một que
diêm
soi trước mặt chọn
tìm sinh lộ
Anh em ta giữ chặt mối dây
Dao dẫu bén cũng không người cắt được.
1967
TIẾNG NÓI
Bằng cách nào em
đến thăm tôi
khi thành phố giăng
kẽm gai mắc cửi
thiết quân luật 24
trên 24 giờ
Những họng súng
đen ngòm
lưỡi lê sáng chói
những dùi cui
khiên mây
lựu đạn cay
chờ đợi
Những vuông cửa
trừng trừng
đâu đây
đôi mắt cú mèo soi mói
Khi những chiếc xe
màu xanh bịt bùng
thả ga chạy
hú còi inh ỏi...
Tiếng còi lùng
bùng trong trí tôi
nửa đêm
bọn họ tấn công
vào
Những họng súng
đen ngòm
Lưỡi lê sáng chói
những dùi cui
khiên mây
lựu đạn cay
Anh em chúng tôi
tay không
chờ
đợi...
Có tiếng thốt lên
từ bóng tối
đừng để lọt vào
tay chúng nó
ngả sau còn một
chỗ thoát thân
A, cái lỗ chó
chun!
Không! Tôi không
chịu cúi lòn
lỗ đó dành cho bọn
họ
Tôi quyết lòng ở
lại.
Anh em chúng tôi
gần một trăm người
nhìn không thấy mặt
nhau
nhưng tay trong tay vẫn ghì chặt cứng
những bàn tay đã từng chận đứng
mấy cơn đau thắt ruột
cả miền Nam
những bàn tay
lật đổ bạo quyền…
Đã ba ngày chúng tôi tuyệt thực
quyết đòi DÂN CHỦ - TỰ DO
quyết san bằng những hàng rào ô nhục
mọc đầy trên đất nước chúng ta
những ung nhọt…
Nửa đêm
bọn họ xông vào
cho chúng tôi ăn lựu đạn
tanh rình
bội thực
mửa mật xanh
ngất xỉu
Bọn họ giáng vào người chúng tôi
thẳng thừng báng súng
chẳng thấm vào đâu
bởi trài tim chúng tôi vẫn còn nhiệt huyết
như em đang thấy
đó
Người nữ gục
đầu trên ngực chàng
môi nức máu
Em bật khóc làm chi?
Khi chúng ta không còn được thở nhịp nhàng
ngay trong lớp học
những đôi mắt cú mèo
luôn luôn rình rập
Em bật khóc làm chi?
Khi bạn bè chúng ta
bị còng tay
bị lôi đi xềnh xệch
Mới hôm qua đây
có người nữ sinh bất khuất
đã phóng ra ngoài chiếc xe xanh đang chạy
không chịu rơi vào tay bọn họ
tắt thở giữa đường...
Xác người nữ sinh cách mạng
đang được bạn bè quàng nơi bí mật
Không để lọt vào tay bọn họ
bọn họ thèm xác chết chúng ta
còn hơn lũ diều hâu đói
Người nữ gục
đầu trên ngực chàng
trái tim đau
nhói
Em bật khóc làm
chi?
Khi trước mặt
chúng ta
còn những tấm biển
màu vàng
viết lên đó những
hàng chữ hô hào chế độ
dưới chân bức bình
phong lòe loẹt kia
bà lão ăn mày nằm
ngủ đói
và chính thị phía
sau
tôi đọc được những
lời tuyên bố hùng hồn
đã vô tình mỉa mai
sự thực.
Em bật khóc làm
chi?
Khi trước mặt
chúng ta
những em bé áo
quần tơ xác mướp
bỏ ghế nhà trường
bỏ đồng ruộng xanh
chạy giặc về thành
vớt vát từng miếng
cơm thừa canh cặn
mỗi trưa mỗi chiều trong tiệm
Cuộc sống hôm nay sao quá đổi đoạn trường?
Em còn nhớ không – nhớ không?
Những trại tạm cư miền Trung
chúng ta đến viếng thăm và ủy lạo
mùa mưa nước ngập gầm giường
người dân đau không dám đến nhà thương
trị bệnh bằng cách tin Trời Phật
có kẻ vô tình mở miệng than van
ngày hôm sau được mời
đi học tập.
Em còn nhớ không – nhớ không?
Hình ảnh những bác nông dân
kẻ bàn chân ươm mạch đất ruộng vườn
bị liệt vào thành phần tình nghi chờ thanh lọc
bị giam giữa vòng kẽm gai
trùng trục
phơi nắng giữa đồng
bên cạnh đàn bò thong dong gặm cỏ
Trong khi những tờ báo hàng ngày
đăng tải không ngừng những tin quái lạ
bà lớn này cấu kết với gian thương
tích trữ
đầu
cơ
phá
giá thị trường
ông to đầu nọ nuốt trọn đồ cứu trợ…
Đã gọi Việt Nam NO ẤM – CÔNG BẰNG
sao lắm chuyện trớ trêu
cười ra nước mắt
Nếu lập pháp trường xử tử bọn tham ô
tôi tin chắc sẽ nhiều hơn ổ điếm
Người nữ gục
đầu trên ngực chàng
uất nghẹn
Bằng cách nào em đến thăm tôi?
Khi vùng này hoàn toàn bị cô lập
những con chim không dám kiếm mồi
cây cỏ trong vườn héo hon cành lá
sáng mặt trời chiếu không qua khe cửa
tiếng sáo mừng trăng ứ đọng giữa buồng tim
phảng phất nơi đây
những đôi mắt cú mèo
vồ vập bóng đêm
Em không nghe gì sao – không nghe gì sao?
Tôi đang bị bọn bạo quyền săn đuổi
ăn thua gì
có thể tôi chờ đợi
đôi
còng thép lạnh
những
tiếng chưỡi thề
một
mảnh đen
hay
những màn tra tấn dã man
(mục
đích làm sáng danh chính nghĩa)
Nhưng trong tôi vẫn còn hơi thở
trái tim tôi rạo rực một niềm tôi
bên cạnh tôi đã có bè bạn – có em
có tiếng trống tiếng chuông công phu sớm tối
có những tấm lòng cao hơn đỉnh núi
của những cô những dì buôn thúng bán bưng
của những bác thợ sửa xe dưới bóng mát vệ đường
của anh chị ăn lương công nhựt
thì dù cho
có người dùng bạo lực
vẽ rắn bảo nói rồng
tôi vẫn không bao giờ khuất phục
Tôi hợp cùng mọi người đấu tranh
giành lại những gì chúng ta đã mất
lời nói
nụ cười
câu thơ
trang sách
miếng cơm mặn mà hương vị Việt Nam
những đoạn đường bị cấm ngặt lưu thông
những tấc đất của núi rừng bị chiếm…
Ôi, sao quí quá!
Cả nước cùng kêu
tiếng dội thấu trời xanh
thế giới đồng thanh
đáp lời hổ trợ
Tôi tin – tôi tin – tôi không sợ
tôi vững lòng đấu tranh
cho gót chân em nhỏ
thấm màu son
cho những cuộn kẽm gai
thành bóng mát bên đường
cho đóa hoa nở ngay trên phần da thịt mất
(của những người vì chiến tranh tàn tật)
Tôi vững lòng đấu tranh
cho thơ văn chúng tôi
được người người chuyền tay nhau đọc
Người nữ băng
lại những vết thương cho chàng
mùa thu sáng
ngời ánh mắt.
1965 - 1974
TRƯỚC SAU
GÌ CŨNG GẶP
Mỗi người trong chúng ta
được dần dần tái tạo
theo một khuôn định sẵn từ lâu
dù không ai mong muốn
(có kẻ nào muốn sống thế đâu?)
Tôi đầu thai kiếp mới
chưa kịp khóc chào đời
chợt có người xông tới
còng tay bắt tôi đi
Đến mỗi trạm họ đều hạch hỏi
suốt đời qua sao ngươi chẳng chịu vui
Tôi cúi đầu nhận tội
biện hộ thêm hoài công
bởi cuộc chiến này đang tiếp diễn
thật nhẫn tâm vô cùng
Mắt các ngài chắc chưa được thấy
Mẹ già tay xách nách mang
Tai các ngài chắc chưa được nghe
tiếng khóc trẻ thơ đứt ruột xóm làng
Kẻ đại diện các ngài đã bất lực
chuyện trong nhà giải quyết mãi không xong
phải loại hắn ra ngoài vòng pháp luật
còn hơn là có mặt cũng bằng không
Tôi vốn người Việt Nam
lòng thẳng băng ruột ngựa
sinh sống ở miền quê
không nói lời điêu ngoa kẻ chợ
Tôi hoàn toàn khai y sự thật
Họ đưa mắt nhìn nhau
thăm dò từng ý kiến
cuối cùng đều đồng thanh
ném tôi vào cuộc chiến
Ngỡ riêng mình trong sân
không dè đông anh em tả hữu
Lúc ngã xuống sẽ có người tới đỡ
đừng phân vân như buổi sống bình thường
Tôi tin tưởng chân bạn bè đến thế
khi hồn tôi về tận cõi mù sương
Dù bất cứ kiếp nào
chúng ta chung một mối
đuổi hoài theo trục riêng
trước sau gì cũng gặp
Anh em ta cùng hoàn cảnh như nhau
Sao lúc này nỡ làm mặt lạ?
1968
SAO CHIM CHƯA VỀ,
CHIM ƠI!
Đôi mắt tôi buồn
cháy hai ngọn nến
những giọt lệ nồng
không đủ ấm mùa đông
Con chim Thúy Vũ chưa về
vườn mai trong hồn tôi xơ xác quá
Thôi, tôi biết rồi!
Vừa qua có cơn bão lớn
gió thổi chim bay lạc hướng
Mùa Xuân này chắc không vui
cho dù vườn tôi
mai tốt lá
Chim bay xa rồi
Làm sao mai ra
hoa?
1970
BẠN BÈ ĐÃI RƯỢU TIỄN TA
Bạn bè đãi rượu
tiễn ta
rượu chưa kịp uống
lời ra quá lời
nói nhiều cũng
chừng đó thôi
mà không nói nữa
thì ngồi không yên
thôi thì nói hết
kẻo phiền
nói ma, nói quỉ,
nói thiên, nói thần…
Bạn bè nghĩ đến tình thân
sao bày chi tiệc đãi đằng ta đi
ta đi cứ để ta đi
những thằng ở lại chắc gì buồn lâu?
Uống bây giờ, thế mai sau
lỡ ta chết trẻ rượu hầu khỏi hao
Rót thêm vào, rót thêm vào
hôm nay ta uống cho trào mật ra
xị này mới xị thứ ba
thế mà trời dám nhìn ta mỉm cười
Ông ơi con lạy ông trời
cho con uống tiếp kẻo đời mất vui
thà không biết uống thì thôi
biết rồi uống ít thế coi sao đành
Uống đi anh, uống đi anh!
Chúng ta như sợi chỉ mành treo chuông
chẳng ai thèm tiếc thèm thương
chỉ cần một chút máu xương của mình
Một mai tôi chết giữa rừng
các anh mở tiệc ăn mừng hộ tôi
hồn tôi sẽ về chung vui
bắt anh em uống cho đời lên hương
Thôi, mày đừng nói thêm buồn
chúng ta cạn chén cuối cùng này đi
bạn bè khách sáo làm gì
chúc mày sống sót đến khi hòa bình
chúng ta mở tiệc ăn mừng
chén thù chén tạc tâm tình nhiều hơn.
1971
VỀ MỘT CÁI
CHẾT
TRONG MỘT
CÁI SỐNG
Tôi thấy tôi nằm trong băng ca
tôi thấy băng ca nằm trong nhà xác
tôi thấy nhà xác nằm cạnh bãi tha ma
nơi đó bạn bè tôi vừa đến ngụ hôm qua
Chúng đã đến từ vùng hỏa tuyến
chúng đến từ lần đầu cầm quân chạm địch
chúng đã đến từ biên giới Việt-Miên
chúng đã đến từ trận phục kích
chúng đã đến từ đâu nào ai biết
nhưng chắc chắn là trên đất nước Việt Nam
Có đứa đến gãy tay
có đứa đến cụt chân
có đứa đến mất đầu
có đứa đến đổ ruột
có đứa đến lủng tim
có đứa đến nát phổi
có đứa đến lòi gan
có đứa đến dập mật
có đứa đến lặng thinh
có đứa đến tức tưởi
có đứa đến thế nào ai biết được
nhưng chắc chắn là con cưng của chính phủ Việt Nam
Tôi thấy tôi nằm trong cổ áo quan
tôi thấy cổ áo quan nằm trong chiếc xe tang
tôi thấy chiếc xe tang chạy trong thành phố
hai con ngựa già lầm lì kéo đến nghĩa trang
Người phủ lên tôi lá cờ thật to
cố tình che dấu những điều đang diễn ra
không, không, không – phải cho tôi an tâm thấy
về một cái chết đang được thăng hoa
Tôi thấy màu vàng chiếc áo dài của em
chiếc áo dài em mặc đến thăm tôi
ngày chủ nhật cấm phép – phòng tiếp tân
cùng niềm vui trong nụ cười má lúm đồng trinh
tôi uống nửa phần ly nước của em
em uống nửa phần ly nước của tôi
chúng ta cùng uống cạn một ly đầy thương yêu
em không quên cho tôi đọc những trang nhật ký đầu tay
viết trong lúc nhớ anh
em nói em yêu anh
nhưng càng yêu anh
lại càng thấy ghét anh chi lạ
phải chăng chúng
ta yêu cái đáng ghét của nhau
Thử như cái đáng
ghét ở quân trường
cái thi hành trước
khiếu nại sau
cái thế nhảy xổm
“vào thế”
súng giơ cao khỏi
đầu
cái chạy từ sân
bắn 13 lên tận đỉnh đồi B.52
xin chữ ký cán bộ
về trình diện huấn luyện viên
trong thời gian hết sức keo kiệt
năm phút
dĩ nhiên súng đạn đàng hoàng
cái ăn không kịp nhai
cái uống không kịp nuốt
cái đều nhịp chạy năm vòng sân quân trường
trước
mỗi bữa cơm
cái đứng lên ngồi xuống trong giảng đường
đuổi con ma ngủ khỏi trồng mắt nghệch
cái dã chiến một hai giờ khuya
biến người thành máy
biết quên mình
biết nhẫn nhục
ôi, còn quá nhiều cái cái!
tôi khó lòng kể hết em nghe
những cái mà khóa đàn anh đã trải qua
mong khóa đàn em thi hành cho trọn
để đến khi mình cuốn gói ra đi
không bao giờ dám quay mặt lại
Hỡi khóa đàn anh của tôi!
đã mấy người vĩnh viễn ra đi nào ai biết
nhưng chắc chắn đều được tổ quốc tri ân
mà màu vàng là màu áo của em
(áo của em phải chăng thấm máu người Việt Nam?)
Cái chết tôi nào có nghĩa gì đâu?
tại sao các người đem rêu rao
tại sao cha đi thất thơ như kẻ mất hồn
tại sao mẹ vật vã chết đi sống lại nhiều lần
tại sao anh chị em tôi khóc sưng cả mắt
tại sao thân bằng quyến thuộc ngậm ngùi tiếc thương
tại sao em phí hai
hàng lệ trong
(giọt nước mắt nào
em khóc cho tôi
giọt nước mắt nào
em khóc cho người tình đêm trước)
Nếu thật lòng em
yêu tôi
nếu thật lòng các
người thương tôi
hãy đưa xác tôi về
với gia đình
đặt xác tôi nằm
chính nơi tôi sinh
những mảnh khăn
tang trên đầu vứt xuống
những cờ những xí
hết thảy tháo ra
có những vòng hoa
mang màu tưởng niệm
cùng nhang đèn các
người mua cho
hãy gom lại đầy đủ
kể cả tiền phúng
điếu dù to
sắp xếp xung quanh
cổ áo quan này
dùng ngọn đuốc đưa
đường châm lửa bùng lên
hỏa táng một kiếp
người bạc mệnh
như thế làm sao
mất vệ sinh chung
như thế làm sao
tốn ba tấc đất
các người nghĩ coi
thuận lợi vô cùng
Khi xác tôi hoàn
toàn cháy ra tro
cha mẹ thương con
hãy giữ phần đầu
bạn bè mến ta giữ
lại tay chân
tôi gởi lại em
trái tim phản chiến
còn dư bao nhiêu
làm phân bón ruộng vườn
cho cây sai quả
cho lúa đầy bông
để khỏi dùng trái
cây của người ngoại quốc
để khỏi ăn gạo
viện trợ hàng năm
để tôi còn có thể
tin rằng mai sau
thịt xương tôi ở
trong máu các người.
1968
MÙA ĐẠI HẠN
Lần đầu tiên tôi
bước đến đây
gặp mùa đại hạn
hồn nhăn nheo một
vỏ chanh khô
nằm lẻ loi trong thùng rác mốc
Những thùng rác sắp hàng trên các vỉa hè
của thành phố nuôi tôi khôn lớn
về đêm chuột rụng lông cùng chó đói
tranh giành từng khúc xương khô
gặm tơi tả
Người ta đã vắt tôi không còn chút nước
và ném tôi vào chốn ba quân
cờ tôi rách nát
Dẫu biết rằng cờ vào tay ai người đó phất
sao phất cờ tôi chẳng thuận chiều?
Tôi đứng chơ vơ giữa cánh đồng cháy xém
hơi thở nơi này hừng hực thịt da
anh em tôi đang kêu gào trước mặt
những người tôi lỡ giết hôm qua
Không thể nào tôi nói lớn cho các anh nghe
chúng ta đều bước lầm đường
nên trở thành thù địch
khi cổ tôi quá thấp
Tôi phải tự đào trong lòng một hố sâu
nói vào đó những lời chân thật
như vậy sao các anh còn hò hét quanh tôi
hằn học ném vào mặt tôi những lời uất ức
Các anh có thể chờ đến ngày mai
khi lòng tôi mọc cây sự thật
mới biết rõ điều tôi nghĩ hôm nay
Bây giờ chúng ta là quân cờ thí
Nằm gọn trong tay kẻ bạo quyền.
1969
NHƯ MẸ
NHƯ EM
VÀ NHƯ BẠN
I belive that you are
the only root
that keeps me still
standing
Nikos Kazantzakis
Tôi về giữa cơn mưa
gió xé làn áo mỏng
con chim cu gù trên ngọn sầu đông
chào tôi rỉa cánh
Mẹ rang nhã bắp vừa xong
bếp lửa còn thơm mùi bã mía
Bàn tay mẹ xương khô
mà vẫn đẹp như bàn tay người bạn gái
bàn tay – đôi cánh bao dung
ấp ủ tôi – chú gà nhỏ dại
chú gà con sợ những cơn mưa
những cơn mưa nhọn hoắc móng diều hâu
những cơn mưa tàn nhẫn phủ quanh đời
trùng trùng đường dây nghiệt ngã
Tôi ngồi bên Mẹ đêm nay
tóc Mẹ điểm hoa cau
nụ cười hân hoan mùa vạn thọ
bàn tay Mẹ nắm tay con
lời nói thoảng qua tàu lá chuối
vườn khuya sương bọc đốm sao
lòng tôi mảnh như giọt sương
ngủ yên trên sóng lá
quên hết thời phiêu bạt
Quên hết – quên hết
những ngày xuống đường tranh đấu
sau khi tuyệt thực về nhà
tay run run cầm ly sữa Mẹ pha
nhìn Mẹ nghẹn ngào…
con không còn hơi uống
Phải chăng tôi đã phản bội bạn bè
bởi vì tôi lãng mạn?
Quên hết – quên hết
tách nước trà miếng bánh đậu xanh
ở tòa soạn trên gác lửng nhà in
hay nửa đêm cùng cô bạn phóng viên
đi làm phóng sự
giữa đường trốn mưa dưới giàn thiên lý
nàng đã hát cho tôi nghe
tiếng hát vang vang mấy cành ly biệt
Quên hết – quên hết
phòng triễn lãm chỉ có hai người
những bức tranh màu lạnh
hay ly rượu mừng chưa kịp uống vội say
môi tê tái
Bây giờ tôi còn có mỗi niềm tin
nơi người bạn gái
dù chưa biết khi nào tôi vẽ được lòng nàng
nhưng nàng đã vẽ lên lòng tôi một tuyệt tác
bao năm qua trên bước đường lưu lạc
trên lòng tôi màu hoa khế chưa phai
đôi mắt mở tròn đôi mắt thỏ sớm mai
đã soi sáng đường tôi tiến tới
ôi! cái nhếch môi cười sao mà dịu vợi
suốt ngàn năm còn mãi vẻ thanh tân
nốt ruồi đen bên sóng mũi quá gần
đã điểm xuyết cho tình thêm cao quí
nét bút cao xa nhưng quả là ủy mị
tất cả đều kết tụ một NÀNG THƠ
dạy tôi YÊU – dạy tôi SỐNG – dạy tôi CHỜ
như MẸ - như EM –
và như BẠN
Bây giờ tôi còn có
mỗi niềm tin
nơi người bạn gái
nàng là cội rễ duy nhất
giữ tôi đứng mãi.
1970 - 1974